Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Đối Tượng Nào Sẽ Được Hướng Thừa Kế Thế Vị ?

Pháp luật quy định như thế nào về thừa kế thế vị? Trong các trường hợp nào thì áp dụng thừa kế thế vị? Hồ sơ khai nhận hưởng thừa kế thế vị bao gồm những gì?

Thừa kế về bản chất là việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình sang cho những người còn sống. Thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, trong thừa kế theo pháp luật lại xuất hiện thêm thuật ngữ thừa kế thế vị. Đây là trường hợp thừa kế mà khi bố hoặc mẹ chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu, chắt sẽ hưởng hưởng phần di sản mà đáng lẽ bố hoặc mẹ của cháu, chắt được hưởng nếu còn sống.

Quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015, thừa kế thế vị được hiểu như sau: 
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, thừa kế thế vị xảy ra hai trường hợp:
  • Một là, cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống (tức là hưởng phần di sản của ông, bà để lại cho cha hoặc mẹ cháu);
  • Hai là, chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống (tức là hưởng phần di sản của cụ để lại cho cha hoặc mẹ chắt).
Điều kiện để có thể hưởng thừa kế thế vị là cháu, chắt phải còn sống hoặc chưa sinh ra nhưng đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế. Và cũng giống như những người thừa kế khác, người thuộc diện thừa kế thế vị cũng không hưởng di sản thừa kế nếu họ từ chối hưởng di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế.
Hồ sơ khai nhận thừa kế sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
Thứ nhất, hồ sơ của người nhận thừa kế: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực; Sổ hộ khẩu; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc xác nhận độc thân; Giấy khai sinh; Giấy chứng tử của bố hoặc mẹ.
Thứ hai, hồ sơ của người để lại di sản: Giấy chứng tử của người để lại di sản; Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân.
Thứ ba, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền tài sản là di sản thừa kế, ví dụ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Hợp đồng mua bán nhà ở; Giấy phép xây dựng; Biên bản kiểm tra hoàn thành công trình; Các giấy tờ về tài sản khác như: giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy xác nhận mở tài khoản ngân hàng;…
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Công ty luật để được được tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ soạn Di chúc, khai nhận di sản thừa kế.
Các bài viết liên quan : 




Nguồn : luatsu1900

0 nhận xét:

Đăng nhận xét