ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH như thế nào?


Hồ sơ :
  1. Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (do người đại diện theo pháp luật kí), gồm các nội dung:
  • Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp và mã số thuế);
  • Ngành, nghề đăng ký bổ sung;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  1. Quyết định bằng văn bản của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên về việc bổ sung ngành, nghề kinh doanh (trong đó phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty)
  2. Bản sao hợp lệ biên bản họp hoặc báo cáo kết quả kiểm phiếu (trường hợp công ty TNHH thông qua các quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản) về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh của Hội đồng thành viên (Có chữ ký chủ tọa và người ghi biên bản) (Trong đó phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty).
  3. Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;
  4. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
  5. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
  6. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.
  7. Trường hợp bổ sung ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền.
  8. Trường hợp bổ sung ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Nơi tiếp nhận: nộp hồ sơ giấy tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở chính hoặc trực tuyến tại dangkykinhdoanh.gov.vn
Thời hạn nộp hồ sơ: 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Lệ phí: 200.000 đ/ lần cấp
Thời hạn trả kết quả: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng đăng kí kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ hoặc Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ.
Liên hệ ANT Lawyers để yêu cầu dịch vụ :


VP TP. HCM: hcmc@antlawyers.com.  Tel: (028) 730 86 529
VP Hà Nội: hanoi@antlawyers.com.  Tel: (024) 730 86 529
VP Đà Nẵng: danang@antlawyers.com. Tel: (0236) 7300 529

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ cổ đông công ty

Công ty luật ANT cung cấp dịch vụ tư vấn luật và giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, tranh chấp cổ đông, thành viên, bao gồm: tranh chấp giữa công ty với các thành viên, cổ đông của công ty, giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ công ty:
  • Tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thông tin về vụ việc, rà soát hệ thống văn bản pháp luật doanh nghiệp, văn bản nội bộ công ty để đưa ra phương án giải quyết tranh chấp nội bộ;
  • Thống nhất với Khách hàng về phương án giải quyết tranh chấp và lên kế hoạch phối hợp thực hiện;
  • Tiếp xúc với các bên liên quan để đàm phán, thuyết phục nhằm giải quyết các tranh chấp nội bộ bằng con đường thương lượng hoặc hòa giải với vai trò trung gian của luật sư;
  • Tư vấn, đại diện Khách hàng tham dự các cuộc họp để giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn và thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh chia, tách, giải thể doanh nghiệp;
  • Cử luật sư đại diện Khách hàng khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài;
  • Tư vấn và hỗ trợ Khách hàng trong quá trình thi hành án và các vấn đề khác có liên quan.

Các loại tranh chấp nội bộ công ty phổ biến
  • Tranh chấp tư cách thành viên, cổ đông doanh nghiệp: cổ đông/thành viên không góp không đủ vốn đã đăng ký nhưng yêu cầu được hưởng lợi ích đầy đủ như các cổ đông đã góp đủ vốn.
  • Tranh chấp phát sinh từ phương thức góp và tài sản góp vốn: định giá tài sản cao hơn giá trị thực tế; không chuyển sở hữu tài sản góp vốn; không thỏa thuận với nhau trước về việc góp vốn và giá trị góp vốn bằng tài sản.
  • Tranh chấp về việc mua cổ phần chào bán của các công ty cổ phần.
  • Tranh chấp từ việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp và tính hợp pháp của các hợp đồng chuyển nhượng liên quan.
  • Tranh chấp về phương thức quản lý, điều hành nội bộ trong doanh nghiệp.
  • Tranh chấp liên quan tới việc thủ tục tổ chức các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty.
  • Tranh chấp về thẩm quyền thông qua các quyết định quản lý nội bộ doanh nghiệp.
  • Tranh chấp về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc, người đại diện pháp luật của công ty.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Thủ tục phản đối việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Phản đối việc đăng kí nhãn hiệu tại Việt Nam trong những trường hợp nào?


 1.Thời hạn yêu cầu phản đối đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, trong quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu, tính từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố công khai trên công báo của Cục Sở hữu trí tuệ cho đến trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, bất cứ bên thứ ba nào cũng có quyền gửi yêu cầu phản đối bảo hộ Nhãn hiệu tới Cục Sở hữu trí tuệ.
2.Điều kiện để phản đối bảo hộ nhãn hiệu
Yêu cầu phản đối của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được phép nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ mà phải ủy quyền nộp thông qua một Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp hợp pháp tại Việt Nam dựa trên ủy quyền.
3.Hồ sơ
  • 01 Power of attorney (POA);
  • Các tài liệu và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu phản đối; (ANT Lawyers sẽ hỗ trợ quý khách chuẩn bị các chứng cứ và tài liệu đối với từng vụ việc cụ thể)
  • Tờ khai phản đối bảo hộ (02 bản theo mẫu);
  • Hóa đơn phí, lệ phí.
4. Thủ tục phản đối bảo hộ nhãn hiệu
Sau khi nhận được yêu cầu phản đối bảo hộ dưới dạng văn bản, Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét, chuyển nội dung yêu cầu phản đối này tới người nộp đơn và đưa ra khoảng thời gian 01 tháng để người nộp đơn trả lời đưa ra ý kiến, lập luận của mình về yêu cầu phản đối. Sau khi nhận được phản hồi từ người nộp đơn (trường hợp người nộp đơn có phản hồi),
Cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo với người phản đối và đưa ra khoảng thời gian 01 tháng để người phán đối đưa ra phản hồi và ý kiến của mình.
Nếu căn cứ phản đối đã đủ rõ ràng và cụ thể, Cục sở hữu trí tuệ có thể đưa ra kết luận ngay sau khi đã xem xét yêu cầu phản đối mà không cần gửi nội dung phản đối đó cho người nộp đơn.
Cục sở hữu trí tuệ cũng có thể tổ chức buổi đối chất giữa người nộp đơn và người phản đối (dựa trên yêu cầu của hai bên) để làm rõ các vấn đề nếu thấy cần thiết.
Dựa trên việc xem xét các căn cứ được đưa ra bởi hai bên, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu phản đối đăng ký nhãn hiệu.


Liên hệ ANT Lawyers để yêu cầu dịch vụ


VP TP. HCM: hcmc@antlawyers.com.  Tel: (028) 730 86 529
VP Hà Nội: hanoi@antlawyers.com.  Tel: (024) 730 86 529

VP Đà Nẵng: danang@antlawyers.com. Tel: (0236) 7300 529

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Làm sao để chuyển nhượng dự án đầu tư tại Việt Nam?

Theo quy định của pháp luật đầu tư hiện hành, nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện nhất định và thực hiện điều chỉnh dự án đầu tư  theo quy định của pháp luật.

Điều kiện thực hiện:
  • Dự án đầu tư không thuộc trường hợp bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1, Điều 48 Luât đầu tư 2014;
  • Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng phải đáp ứng được các điều kiện trong trường hợp chuyển nhượng dự án thuộc ngành nghề đầu tư có điều kiện;
  • Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Đáp ứng các điều kiện quy định tại GCN đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan nếu có
Chuẩn bị hồ sơ:
  • Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  • Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;
  • Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao GCN đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;
  • Bản sao GCN đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có);
  • Bản sao hợp đồng BCC đối với dự án theo hình thức hợp đồng BCC;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Trình tự, thủ tục:
  • Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (hoặc Ban quản lý khu kinh tế);
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án đầu tư hoạt động theo GCN đăng ký đầu tư và không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (hoặc 28 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh; 47 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương của Thủ tướng Chính phủ), cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư chuyển nhượng dự án.
Trước khi chuyển nhượng dự án, các nhà đầu tư cần nắm rõ về tình hình pháp lý ngoài các vấn đề về tài chính, nhân sự và các vấn đề trọng yếu khác của dự án, là đối tượng của chuyển nhượng.  Do vậy, để đảm bảo việc chuyển nhượng có hiệu quả, các nhà đẩu tư thường sử dụng công ty luật với các luật sư có chuyên môn cao để nghiên cứu thẩm định pháp lý (due diligence) toàn diện, đánh giá về các vấn đề liên quan tới các giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu, góp vốn của cổ đông hay thành viên, tài sản hữu hình (quyền sử dụng đất, nhà xưởng và máy móc, thiết bị…) và tài sản vô hình (bao gồm các quyền về sở hữu công nghiệp), giấy phép, hợp đồng hay các giao dịch có giá trị lớn, thuế, và các rủi ro pháp lý như tranh chấp, kiện tụng khác.
Việc chuyển nhượng dự án đầu tư là thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước chỉ thuận lợi khi các bên trong giao dịch chuyển nhượng đạt được các thỏa thuận, và trên thực tế , việc chuyển nhượng dự án đầu tư nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào quá trình thẩm định, đánh giá của các bên liên quan tới dự án.



Liên hệ ANT Lawyers để yêu cầu dịch vụ


VP TP. HCM: hcmc@antlawyers.com.  Tel: (028) 730 86 529
VP Hà Nội: hanoi@antlawyers.com.  Tel: (024) 730 86 529
VP Đà Nẵng: danang@antlawyers.com. Tel: (0236) 7300 529

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

Giao dịch điện tử gồm các giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Ngày nay, trong thời đại 4.0 giao dịch điện tử ngày càng trở nên phổ biến và trở thành xu thế tất yếu của thời đại. Các luật chuyên ngành sửa đổi, các luật mới ban hành có liên quan đến giao dịch điện tử như Luật An toàn thông tin mạng 2015 và mới đây nhất là Luật An ninh mạng 2018, Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số cũng yêu cầu phải điều chỉnh các văn bản quy định cũ về giao dịch điện tử để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 156/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/02/2018, giải quyết vướng mắc về áp dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan tài chính.

Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này được mở rộng trong các lĩnh vực: Tài chính (ngân sách Nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách Nhà nước, dự trữ Nhà nước, tài sản công, các quỹ tài chính Nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; dịch vụ tài chính.
Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính thuộc thủ tục hành chính phải tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến. Việc sử dụng chứng thư số và chữ ký số trong giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính phải tuân thủ quy định của pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Chứng từ điện tử có giá trị là bản gốc khi được thực hiện một trong các biện pháp sau:
– Chứng từ điện tử được ký số bởi cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi tạo chứng từ chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm có liên quan theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
– Hệ thống thông tin có biện pháp bảo đảm toàn vẹn chứng từ điện tử trong quá trình truyền gửi, nhận, lưu trữ trên hệ thống; ghi nhận cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã khởi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan đã tham gia xử lý chứng từ điện tử và áp dụng một trong các biện pháp sau để xác thực cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi tạo chứng từ điện tử và cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm liên quan tham gia xử lý chứng từ điện tử: xác thực bằng chứng thư số, xác thực bằng sinh trắc học, xác thực từ hai yếu tổ trở lên trong đó có yếu tố là mã xác thực dùng một lần hoặc mã xác thực ngẫu nhiên.
– Biện pháp khác mà các bên tham gia giao dịch thống nhất lựa chọn, bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu, tính xác thực, tính chống chối bỏ, phù hợp với quy định của Luật giao dịch điện tử.
Về phương thức chuyển đổi, chứng từ giấy được chuyển thành điện tử bằng hình thức sao chụp và chuyển thành tệp tin trên hệ thống thông tin, hoặc nội dung của chứng từ giấy được chuyển thành dữ liệu để lưu vào hệ thống thông tin. Chứng từ điện tử được chuyển đổi từ chứng từ giấy có giá trị như chứng từ giấy trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Chứng từ điện tử được chuyển đổi từ chứng từ giấy phải đáp ứng các điều kiện: Phản ánh đầy đủ nội dung của chứng từ giấy; cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức thực hiện (hoặc chịu trách nhiệm) việc chuyển đổi chứng từ giấy thành chứng từ điện tử ký số trên chứng từ điện tử sau khi được chuyển đổi từ chứng từ giấy hoặc được xác thực bằng một trong các biện pháp xác thực quy định nêu trên.
Các văn bản quy phạm điều chỉnh giao dịch điện tử đang ngày càng hoàn thiện đáp ứng đời sống. Ngay cả các hoạt động tài chính nhà nước cũng đang tiến tới giao dịch điện tử nhằm cải cách thủ tục hành chính thuận tiện cho chính các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp. Đây là một trong những mắt xích giúp thương mại điện tử phát triển khi đồng bộ hóa các văn bản pháp luật điều chỉnh mọi mặt hoạt động của các doanh nghiệp.

Liên hệ ANT Lawyers để yêu cầu dịch vụ


VP TP. HCM: hcmc@antlawyers.com.  Tel: (028) 730 86 529
VP Hà Nội: hanoi@antlawyers.com.  Tel: (024) 730 86 529


VP Đà Nẵng: danang@antlawyers.com. Tel: (0236) 7300 529