ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Mức phạt mới với người dùng chất cấm, bán thực phẩm bẩn



1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;

b) Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;

c) Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm;

d) Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuậtquy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

d) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Phạm tội 2 lần trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

d) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Làm chết 3 người trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Có thể bạn quan tâm



Kẻ trộm cắp bị trừng phạt theo luật mới thế nào?



Từ ngày 1/7, giá trị tài sản dù dưới 2 triệu đồng nhưng là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hay kỷ vật có giá trị về mặt tinh thần... thì đạo chích sẽ bị xử lý hình sự chứ không được "tha" như quy định cũ.


Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, người nào trộm cắp tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Từ ngày 1/7, áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015 việc xác định tội danh Trộm cắp tài sản có một số thay đổi. Theo đó người nào trộm cắp tài sản trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Thứ nhất, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm. Thứ hai, người đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về xâm phạm sở hữu tài sản như: cướp tài sản, cướp giật tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Trường hợp thứ ba là hành vi trộm cắp gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Một yếu tố thứ 4 khác biệt so với luật cũ là đạo chích sẽ bị phạt tù nếu tang vật là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Khung hình phạt dành cho người phạm tội từ 2 năm đến 20 năm, trong khi theo luật cũ mức hình phạt cao nhất có thể tới tù chung thân.

Ở luật mới, những cụm tù “gây hậu quả nghiêm trọng” hay “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” đã được thay thế bằng những hành vi cụ thể, chính là những tình tiết tăng nặng gồm: phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, chiếm đoạt tài sản có trị giá 50-200 triệu đồng, hành hung để tẩu thoát, trộm cắp tài sản có trị giá 50-200 triệu đồng, lợi dụng hoàn cảnh thiên tai, dịch bệnh…

Điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 là không còn phụ thuộc vào giá trị vật chất của tài sản mà vẫn có thể xử lý hình sự. Các vụ trộm chó thời gian qua nếu xác định "gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” hoàn toàn có thể xử lý hình sự với cẩu tặc dù giá trị của con vật không lớn.

Pháp luật khuyến khích chủ tài sản cũng như mọi công dân trình báo khi phát hiện có hành vi trộm cắp xảy ra. Việc trình báo có thể thực hiện bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp với cơ quan công an cấp xã nơi gần nhất. “Không nên vì giá trị tài sản nhỏ mà không trình báo và việc trình báo nên thực hiện càng sớm càng tốt”.
Theo vnexpress
Có thể bạn quan tâm


Hiểu đúng về việc tăng lương từ ngày 01/5/2016


Tại Nghị quyết 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện việc điều chỉnh tiền lương như sau:

 “…Từ ngày 01 tháng 5 năm 2016, thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng (tăng khoảng 5%) đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, bảo đảm thu nhập của đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống không giảm so với mức đang hưởng; riêng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, tiếp tục giữ mức đã tăng 8% như đã thực hiện năm 2015…”

Đến nay, Chính phủ vẫn chưa ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành nội dung trên nên nhiều người thắc mắc (ai được tăng lương, tăng bao nhiêu?...), mỗi người hiểu một kiểu khác nhau. Vậy hiểu như thế nào cho đúng?

1. Đối với những đối tượng có hệ số lương từ 2.34 trở xuống đã được tăng 8% lương từ ngày 01/01/2015 thì sẽ không được tăng lương từ ngày 01/5/2016 (tiền lương giữ nguyên như hiện hành).

2. Đối với những đối tượng có hệ số lương từ 2.34 trở xuống nhưng chưa được tăng 8% lương từ ngày 01/01/2015 thì sẽ được tăng lương từ ngày 01/5/2016 (việc tăng lương này dựa trên sự tăng lương cơ sở - tăng khoảng 5%).

3. Đối với những đối tượng có hệ số lương trên 2.34 sẽ được tăng lương từ ngày 01/5/2016 (việc tăng lương này dựa trên sự tăng lương cơ sở - tăng khoảng 5%).

4. Lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công sẽ không được tăng từ ngày 01/5/2016 (tiền lương, trợ cấp được giữ như hiện hành

Có thể bạn quan tâm


Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

34 tội mới sẽ áp dụng từ ngày 1/7/2016

Hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm, cản trở quyền tiếp cận thông tin hay biểu tình của công dân, đăng ký hộ tịch trái luật... từ ngày 1/7 sẽ bị xử lý theo Bộ luật Hình sự 2015.




Theo điểm c Điều 1 Nghị quyết 109/20015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội quy định về việc thi hành Bộ luật Hình sự 2015, 34 tội danh mới được bổ sung vào bộ luật này.

Điều 147: Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm

Hành vi khiêu dâm trẻ em thể hiện ở các dấu hiệu: lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Chủ thể phạm tội là người từ đủ 18 tuổi trở lên, mức án từ 6 tháng đến 3 năm.

Người phạm tội sẽ phải chịu khung hình phạt mở rộng đến 12 năm nếu có thêm các tình tiết tăng nặng: phạm tội với hai người trở lên, vì mục đích thương mại, tái phạm nguy hiểm... Hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

Điều 154: Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

Hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác sẽ bị phạt tù 3-7 năm.

Nếu  người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, mức hình phạt có thể tăng tới 15 năm tù: có tổ chức, vì mục đích thương mại, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp, đối với 2-5 người, phạm tội hai lần trở lên...

Mức hình phạt cao nhất là án tù chung thân nếu phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, phạm tội đối với 6 người trở lên, gây chết người, tái phạm nguy hiểm...

Điều 167: Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân

Người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến 2 năm.

Mức hình phạt cao nhất dành cho tội phạm này là 5 năm khi thỏa mãn các yếu tố như: phạm tội có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ tới 5 năm.

Điều 297: Tội cưỡng bức lao động

Người phạm tội này có thể bị phạt đến 3 năm tù, phạt tiền 50-200 triệu đồng nếu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động.

Mức phạt dành cho tội phạm còn mở rộng từ 3 đến 12 năm tù nếu có nhiều tình tiết tăng nặng như: phạm tội có tổ chức, với hai người trở lên, với trẻ em, phụ nữ có thai, người già yếu, khuyết tật, làm chết người…

Người phạm tội có thể bị phạt tiền 30-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.

Điều 215: Tội gian lận bảo hiểm y tế

Những hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 10-100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại 20-200 triệu đồng mà không thuộc trường hợp: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài quy định tại luật này là dấu hiệu của tội gian lận bảo hiểm y tế.

Người phạm tội bị phạt tiền 20-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến 2 năm khi có đủ chứng cứ để cáo buộc thực hiện những hành vi cụ thể sau:

Thứ nhất người phạm tội lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng.

Thứ hai người giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.

Người phạm tội còn có thể bị phạt 1-10 năm tù nếu thực hiện hành vi có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, gây thiệt hại 200-500 triệu đồng hoặc trên 500 triệu, dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt…

Hình phạt bổ sung dành cho tội phạm phạt tiền 10-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.

Điều 216: Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Điều luật này áp dụng với người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Nếu những người này gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định từ sáu tháng trở lên sẽ bị xử lý hình sự.

Cụ thể, nếu nghi can trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 đến dưới 50 lao động với số tiền 50-300 triệu đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trên mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tiền 50-200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Khung hình phạt của tội này còn mở rộng từ 6 tháng đến 7 năm tù khi có những tình tiết tăng nặng như: phạm tội từ hai lần trở lên, số tiền trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đến một tỷ đồng trở lên, trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên…

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.

Đối với pháp nhân thương mại nếu phạm tội này có thể bị phạt tiền lên tới 3 tỷ đồng.

Điều 187: Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

Sau khi pháp luật cho phép mang thai hộ, Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định phòng ngừa, xử lý những người lợi dụng hoạt động này để trục lợi.

Theo đó, người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, bị phạt tiền từ 50- 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến 2 năm.

Người phạm tội với hai người trở lên, hai lần trở lên, tái phạm nguy hiểm hoặc lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để phạm tội sẽ phải đối diện với mức án tù 1-5 năm.

Hình phạt bổ sung dành cho người phạm tội cũng là phạt tiền 10-50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định tới 5 năm.

Điều 336: Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật

Người có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện việc đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch nếu thực hiện công việc trái pháp luật, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Mức phạt nặng nhất là 2 năm tù nếu người phạm tội có hành vi đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái pháp luật cho hai người trở lên.
Theo vnexpress
Có thể bạn quan tâm



Chuyên gia không tin thủy triều đỏ làm cá chết: Phải có 1 sự thật khủng khiếp hơn nhiều


Nếu là thủy triều đỏ thì phải có tảo, vậy mẩu tảo rãi rác khắp nơi đâu? Hình ảnh chụp tảo mọc nơi các bãi biển có cá chết đâu? Cần có chứng cớ rõ ràng. Một vài miếng tảo không thể kết luận do tảo được.



 Chuyên gia không tin thủy triều đỏ làm cá chết: Phải có 1 sự thật khủng khiếp hơn nhiều

Tối 27/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra sơ bộ nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung. Theo đó, độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người và hiện tượng tảo nở hoa được khoanh vùng. Tuy nhiên, hướng điều tra này lại khiến một số nhà khoa học không tin tưởng.



"Không thể có hai nguyên nhân này một lúc, bởi có chất độc thì không có tảo và ngược lại", một chuyên gia 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu thủy sản nói.

Theo ông, nếu do tác động của độc tố hóa học khiến cá to chết nghĩa là cá nhỏ cũng vậy, trong đó có sinh vật phù du, tức là tảo cũng sẽ chết. "Tảo chết rồi thì làm gì nở hoa được", ông nói và khẳng định hiện tượng này đúng ra gây hại với cá tầng mặt chứ không phải tầng đáy.

Nếu tảo nở hoa xảy ra, vùng nước sẽ có màu đỏ rực hoặc màu xanh chủ đạo trên cả vùng biển. Khi dạt vào bờ nó sẽ gây mùi hôi thối khó chịu, trong khi các biểu hiện này không có ở khu vực ven biển miền Trung.

Đồng tình quan điểm trên, tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, từng làm ở Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, tảo nở hoa không thể khiến cá chết đột ngột, tức thời như vừa qua mà không có dấu hiệu rõ ràng. Nó thường xảy ra gần bờ chứ không ở ngoài xa và sẽ gây cá chết tầng mặt chứ không phải tầng đáy.

"Làm gì có chuyện tảo nở hoa trong cả sinh khối nước từ đáy lên mặt", ông Dũng nói.

Về lý do độc tố từ nước thải con người, ông Dũng đề nghị làm rõ đó là độc tố là gì, "chứ không thể công bố chung chung như thế".

Phát hiện thủy triều đỏ không khó, mọi người đều có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các tỉnh có nhiều cá chết chưa tỉnh nào báo cáo có thủy triều đỏ" - đó cũng là băn khoăn của Viện trưởng Viện Y học biển Việt Nam Nguyễn Trường Sơn. Theo ông, nguyên nhân nước biển bị ô nhiễm do hoạt động của nhà máy, khu công nghiệp... cần được chú ý nghiên cứu càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm




Người bán thực phẩm bẩn sẽ bị phạt tới 20 năm tù

5 tội danh liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bộ luật Hình sự 2015, có hiệu lực từ ngày 1/7.


Người tiêu dùng đang hoang mang trước "ma trận" thực phẩm bẩn

Từ ngày 1/7, người chăn nuôi dùng chất cấm, người biết rõ thực phẩm bẩn mà vẫn cố tình chế biến, cung cấp ra thị trường sẽ bị phạt 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù 1-5 năm, thậm chí tới 20 năm

.
Điều 317: tội Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Nếu tội Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật hiện hành quy định người chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại nghiêm trọng sức khỏe của người tiêu dùng bị phạt phải đối mặt mức án 1-5 năm, thì tại Bộ Luật Hình sự 2015 tội danh này được quy định chi tiết hơn.

Cụ thể, người sản xuất, chế biến thức ăn nếu phạm 4 lỗi sau sẽ bị phạt tiền 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm:
-Thứ nhất, hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm.

-Thứ hai, người sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm.

-Thứ ba, người sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm. Cụ thể, những chất này sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm.

-Thứ tư, hành vi chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia,... hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm. Việc sử dụng này gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%. Hành vi đó khiến người phạm tội thu lợi bất chính từ 50 đến 100 triệu đồng.

Người vi phạm nếu thực hiện các hành vi nói trên có tổ chức, làm chết người, tái phạm nhiều lần, nguy hiểm… khung hình phạt sẽ mở rộng từ 3 đến 20 năm thay vì 3-15 năm như luật cũ. Số tiền bị phạt cũng cao hơn, lên tới 500 triệu đồng.

.
Điều 195: tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi.

Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi thuộc một trong các trường hợp: hàng giả trị giá 20-100 triệu đồng, hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công dụng trị giá 30-150 triệu đồng, hàng giả trị giá dưới 20 triệu nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính, gây thiệt hại 100-500 triệu sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến một tỷ đồng hoặc phạt tù 1-5 năm.

Mức phạt cao nhất của tội này cũng mở rộng tới 20 năm tù, còn ở luật cũ chỉ 15 năm. Nếu pháp nhân phạm tội trên có thể bị phạt tiền 1-15 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Điều 193: tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

Mức phạt tù 2-5 năm sẽ áp dụng với người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩmphụ gia thực phẩm.

Người phạm tội sẽ bị phạt tù chung thân nếu thuộc các tình tiết tăng nặng sau: thu lợi bất chính từ 1,5 tỷ  đồng trở lên; làm chết 2 người trở lên; gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với tội phạm là pháp nhân thương mại sẽ bị phạt tiền từ 1-18 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc cấm kinhdoanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn trong 1-3 năm.

Điều 190: tội Sản xuất, buôn bán hàng cấm
Người nào sản xuất, buôn bán hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam mà hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối sẽ bị phạt tiền từ 100 đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Điều 191: tội Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam mà hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối thì bị phạt tiền 50-300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Theo vnexpress
Có thể bạn quan tâm




7 hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình bị phạt theo luật mới

Từ ngày 1/7, người ngược đãi vợ để ép ly hôn, công khai ngoại tình khiến gia đình tan vỡ, có hành vi bạo lực với vợ sẽ bị áp dụng mức phạt mới của Bộ luật hình sự 2015.
Bộ Luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/7 dành riêng một chương với 7 điều quy định các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.



Điều 181: tội Cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Hình phạt này cũng áp dụng với người cản trở người khác kết hôn hoặc cưỡng ép, cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, ra yêu sách của cải... đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Điều 182: tội Vi phạm chế độ một vợ, một chồng
Tòa án sẽ tuyên phạt từ ba tháng đến một năm tù với người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ đang có chồng, có vợ.
Để xử lý theo tội này, nhà chức trách phải chứng minh nghi phạm đã làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Hình phạt sẽ cao hơn với mức khung từ 6 tháng đến 3 năm với người phạm tội gây hậu quả: làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; đã có quyết định của tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Điều 183: tội Tổ chức tảo hôn
Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm nếu tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Ngoài ra, người mang tội còn bị phạt tiền 10-30 triệu đồng.

Điều 184. tội Loạn luân (Chi tiết điều luật)
Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, bị phạt tù 1-5 năm.

Điều 185: tội Ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
Người đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Tuy nhiên, khi áp dụng hình phạt, cơ quan chức năng sẽ căn cứ các hành vi cụ thể như: thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Nếu có những tình tiết tăng nặng như: phạm tội với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật, hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo, người phạm tội có thể đối diện với hình phạt cao nhất là 5 năm tù.

Điều 186: tội Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Hành vi bị cáo buộc: Người có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Việc từ chối, trốn tránh này làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Điều 187: tội Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
Khi tổ chức cho người thai hộ vì mục đích thương mại, người thực hiện bị phạt tiền 50-200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Người phạm tội có thể bị phạt tù đến 5 năm nếu gây án với 2 người trở lên, phạm tội 2 lần trở lên, tái phạm nguy hiểm... Ngoài ra, hình phạt bổ sung cho người phạm tội là phạt tiền 10-50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.
Theo vnexpress
Có thể bạn quan tâm