ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Đòi nợ nhưng không có giấy tờ thì xử lý thế nào?

Đòi lại tiền cho vay trong trường hợp việc vay mượn không được thể hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản và người vay đã chết thường gặp nhiều khó khăn. Vì vậy các bên cần được tư vấn về mặt pháp lý để có thể giải quyết tranh chấp theo đúng pháp luật, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Trong thực tế, xuất phát từ các mối quan hệ thân quen, tin tưởng lẫn nhau mà có rất nhiều các giao dịch dân sự, đặc biệt là giao dịch cho vay tài sản được thiết lập bằng lời nói. Có thể nói đây là một dạng hợp đồng nhanh gọn nhưng lại cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho bên cho vay. Chính vì vậy mà thực tế đã phát sinh rất nhiều tranh chấp liên quan đến hợp đồng cho vay tài sản này.

Theo qui định của Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành thì hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không qui định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Đối với loại hợp đồng vay tài sản, là loại hợp đồng không có ràng buộc về hình thức cụ thể. Do vậy, trong trường hợp hợp đồng vay tài sản được xác lập dưới hình thức là lời nói vẫn được thừa nhận là một hợp đồng dân sự nếu bên cho vay có thể chứng minh được giao dịch này là có thật.
Trường hợp hợp đồng cho vay tài sản được xác lập bằng lời nói và bên vay đã chết thì bên cho vay có thể đến gặp những người thuộc diện thừa kế tài sản của bên vay, những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong phạm vi phần di sản mình được nhận. Trong trường hợp những người thừa kế cố tình gây khó dễ, không trả cho bên cho vay thì bên cho vay có quyền có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết, trường hợp này bên cho vay cần chuẩn bị những chứng cứ cần thiết để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Hãy liên hệ công ty luật ANT Lawyers qua hòm thư điện tử luatsu@antlawyers.com hoặc gọi số Hotline để được tư vấn.



Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Quy trình đăng kí nhãn hiệu

Nhãn hiệu, thương hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Đăng ký nhãn hiệu thương hiệu hàng hóa là việc làm cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần được tư vấn để tiết kiệm thời gian và chi phí khi đăng ký nhãn hiệu.
1.Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa

Điều kiện chung
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
2.Thành phần, số lượng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Tờ khai (02 tờ theo mẫu)
Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ
Các tài liệu liên quan nếu cần
Chứng từ nộp phí, lệ phí
3.Thời hạn giải quyết
Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nhận đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ
Thẩm định nội dung đơn: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn
4.Lệ phí
Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng
Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng
Lệ phí thẩm định nội dung: 300.000 đồng
Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng
Lệ phí đăng bạ 120.000 đồng
Hãy liên hệ công ty ANT Lawyers qua hòm thư điện tử luatsu@antlawyers.com hoặc số Hotline để được tư vấn.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

Những điều cần biết về hóa đơn

Các doanh nghiệp cần được tư vấn về trường hợp xử lý vi phạm đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và các vấn đề liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành để có thể hoạt động hiệu quả và không bị vướng mắc về pháp lý.

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.
Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.
Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).
Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.
Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:
– Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.
– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.
– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.
– Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.
– Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
Liên hệ công ty luật ANT Lawyers qua hòm thư điện tử  luatsu@antlawyers.com hoặc gọi số Hotline để được tư vấn.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp

Khi tiến hành đăng ký kinh doanh và được cấp phép, cấp mã số thuế, doanh nghiệp thường phải nộp những loại thuế như sau: thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.


Thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp phải kê khai báo cáo và nộp thuế giá trị gia tăng trước ngày 20 của tháng tiếp theo. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng hóa đơn trực tiếp hoặc hóa đơn thông thường thì không phải nộp. Thuế giá trị gia tăng: Có 3 mức thuế VAT như sau:
+ Mức thuế 10%
+ Mức thuế 5%
+ Mức thuế 0%
Thuế môn bài: đây là loại thuế doanh nghiệp đóng hàng năm, doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh phải đóng thuế môn bài ngay trong tháng đăng ký kinh doanh.
Bậc 1: Vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, mức thuế môn bài của cả năm là 3.000.000 đồng.
Bậc 2: Vốn đăng ký từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 2.000.000 đồng.
Bậc 3: Vốn đăng ký từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 1.500.000 đồng.
Bậc 4: Vốn đăng ký dưới 2 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 1.000.000 đồng.
Doanh nghiệp tư nhân, công ty liên danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần trả thuế môn bài căn cứ trên số vốn đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư.
 Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế cơ bản, chủ yếu doanh nghiệp phải đóng. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành  năm 2014 là 20% hoặc 22% áp dụng đối với tất cả doanh nghiệp đã đăng ký theo Luật Doanh nghiệp, hoạt động trong bất kỳ ngành nào, ngoại trừ các dự án thăm dò và khai thác dầu khí.
Thuế thu nhập cá nhân: Các thành viên trong doanh nghiệp phải chịu thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhân viên của mình.
+ Biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần:
Bậc 1: 4 triệu đồng/tháng 0%
Bậc 2: Trên 4 – 6 triệu đồng/tháng: 5%
Bậc 3: Trên 6 – 9 triệu đồng: 10%
Bậc 4: Trên 9 – 14 triệu đồng/tháng: 15%
Bậc 5: trên 14 – 24 triệu đồng/tháng: 20%
Bậc 6: Trên 24 – 44 triệu đồng/tháng: 25%
Bậc 7: Trên 44 – 84 triệu đồng/tháng: 30%
Bậc 8: Trên 84 triệu đồng: 35%.
Từ ngày 1/7/2013 thu nhập 9 triệu trở lên mới phải chịu thuế.
+ Biểu thuế thu nhập cá nhân toàn phần: Lãi cho vay, lợi tức cổ phần, lợi tức từ góp vốn kinh doanh, lãi tiết kiệm trên 5 triệu đồng/tháng là 5%; Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: 25%; Thu nhập từ chuyển đổi bất động sản: 25%.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu thì phải nộp thuế xuất nhập khẩu. Nếu doanh nghiệp có sử dụng hoặc kinh doanh nhà đất thì nộp thuế sử dụng đất.
Hãy liên hệ công ty luật ANT Lawyers qua hòm thư điện tử luatsu@antlawyers.com hoặc gọi số Hotline để được tư vấn.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Hợp đồng thuê nhà ở có cần công chứng?

Hợp đồng cho thuê nhà ở được lập và thực hiện bởi bên thuê và bên cho thuê bao gồm các điều kiện và trách nhiệm của 2 bên đối với nhà cho thuê, những điều khoản được ghi trên hợp đồng đúng với sự thỏa thuận trước của hai bên.

Điều 492 – Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về hình thức hợp đồng thuê nhà ở như sau: “Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Khoảng 2 Điều 122 – Luật nhà ở 2014 quy định: “Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.”
 Tại ý a, Điểm 28 Mục III Nghị quyết số 52/NQ-CP (các thủ tục hành chính lĩnh vực bổ trợ tư pháp) trong Phụ lục đính kèm có nêu rõ như sau: Bãi bỏ quy định bắt buộc công chứng một số hợp đồng, trong đó có hợp đồng thuê nhà ở.
Như vậy, từ những qui định trên cho thấy hiện nay pháp luật không bắt buộc hợp đồng thuê nhà  phải công chứng. Việc có công chứng hay không là tùy thuộc vào các bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên để đảm bảo lợi ích của các bên thì khi tham gia hợp đồng các bên có thể cân nhắc việc công chứng hợp đồng thuê nhà ở.
Hãy liên hệ công ty luật ANT Lawyers qua hòm thư điện tử luatsu@antlawyers.com hoặc gọi số Hotline để được tư vấn.


Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Dịch vụ tư vấn Giấy phép tổ chức hội thảo cho doanh nghiệp

Việc tổ chức các hội thảo quốc tế hoặc hội thảo không có yếu tố quốc tế phải được sự đồng ý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Sở dĩ phải có giấy phép tổ chức hội thảo  là do cần phải được quản lý bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền về nội dung hội thảo, đảm bảo không vi phạm chính sách, không vi phạm pháp luật.
Bài viết này xin giới thiệu về trình tự, thủ tục tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế ở Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Hội thảo quốc tế tại Việt Nam
Hội nghị, hội thảo quốc tế là hoạt động hội họp có yếu tố nước ngoài, được tổ chức theo hình thức gặp gỡ trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc theo hình thức trực tuyến với ít nhất một đầu cầu thuộc lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:
– Hội nghị, hội thảo do các cơ quan, tổ chức Việt Nam tổ chức có sự tham gia hoặc tài trợ của nước ngoài;
– Hội nghị, hội thảo do các cơ quan, tổ chức nước ngoài tổ chức.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế là Thủ tướng Chính phủ đối với các hội nghị, hội thảo quốc tế cấp cao, thành viên tham dự là người đứng đầu hoặc quan chức cấp Bộ trưởng hoặc tương đương của các nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế; hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung liên quan đến các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, biên giới lãnh thổ hoặc thuộc phạm vi bí mật nhà nước.  Các Thủ trưởng cơ quan Trung ương, địa phương  có quyền quyết định việc tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế không thuộc các trường hợp kể trên và phù hợp với quyền hạn, trách nhiệm quản lý của mình.
Để có được giấy phép tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế, đơn vị tổ chức cần thực hiện theo thủ tục sau:
– Lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền quản lý. Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
– Có tờ trình (kèm theo đề án tổ chức) trình Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Thời hạn trình ít nhất là 20 ngày trước ngày dự kiến tổ chức. Đề án cần nêu rõ:
+ Lý do, danh nghĩa tổ chức, mục đích của hội nghị, hội thảo;
+ Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo; địa điểm tham quan, khảo sát (nếu có);
+ Hình thức và công nghệ tổ chức (trong trường hợp tổ chức hội nghị, hội thảo trực tuyến);
+ Nội dung, chương trình làm việc và các hoạt động bên lề hội nghị, hội thảo;
+ Thành phần tham gia tổ chức: cơ quan phía Việt Nam, cơ quan phía nước ngoài, cơ quan tài trợ (nếu có);
+ Thành phần tham dự: số lượng và cơ cấu thành phần đại biểu, bao gồm cả đại biểu Việt Nam và đại biểu có quốc tịch nước ngoài;
+ Nguồn kinh phí;
+ Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, địa phương liên quan (nếu có).
– Tiến hành hội nghị, hội thảo theo đúng chương trình, đề án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện đúng các quy định hiện hành về chi tiêu, thanh quyết toán tài chính.
– Gửi báo cáo tóm tắt kết quả hội nghị, hội thảo cho Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền đã có quyết định phê duyệt trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc hội nghi, hội thảo.
Hãy liên hệ công ty ANT Lawyers qua hòm thư điện tử luatsu@antlawyers.com hoặc số Hotline để được tư vấn.


Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm là một vấn đề nóng, nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận, của các cơ quan có thẩm quyền, bởi sự vi phạm nghiêm trọng của các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm, gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Trong phạm vi bài viết này, người viết xin đề cập đến Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm – một trong những điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc về Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ công thương theo lĩnh vực được phân công quản lý.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An Toàn Thực Phẩm
– Đối với Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
– Đối với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ông và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
– Đối với Bộ Công thương có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Khi xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm lần đầu, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần chuẩn bị hồ sơ gồm có:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu.
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo mẫu.
– Bản sao có chứng thực Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Bản sao có chứng thực Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
Về phía Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở.
Tiếp đó, trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đày đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập.
Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở là đối chiếu thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
Kết quả của quá trình thẩm định thực tế phải được lập thành Biên bản thẩm định thực tế theo mẫu quy định, phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện”.
Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do vào Biên bản.
Trường hợp “Đạt”, trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu số 5.
Như vậy, đối với trường hợp cấp lần đầu, nếu không có vướng mắc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ được cấp trong thời gian 27 ngày.
Không giống như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị thời hạn theo sự tồn tại của cơ sở, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm chỉ có giá trị trong thời gian 03 năm. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Hãy liên hệ công ty ANT Lawyers qua hòm thư điện tử luatsu@antlawyers.com hoặc số Hotline để được tư vấn.