ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Các vấn đề Visa và xuất nhập cảnh vào Việt Nam

Người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích khác nhau sẽ cần Visa thích hợp nếu không sẽ có thể dẫn đến việc thu hồi, huỷ bỏ hiệu lực của giấy phép nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. 

Thời gian lưu trú tại Việt Nam cho người nước ngoài phụ thuộc vào loại Visa và thời hạn thời gian nhất định trên Visa. Đối với một số Visa, đặc biệt là Visa có liên quan tới  lao động  nước  ngoài  tại  Việt  Nam,  những  người  nước  ngoài  cần  phải được  bảo  lãnh  bởi  các  doanh nghiệp Việt Nam với mục đích làm việc. Khi có Visa làm việc, người nước ngoài mới có thể xin giấy phép lao động tại Việt Nam và xin thẻ tạm trú ở Việt Nam trong một thời gian dài hơn.
Các loại Visa cần biết:
  1. NG1 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ Tướng Chính Phủ.
  2. NG2 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường Trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; Thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh Ủy, Bí thư thành Ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  3. NG3 – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
  4. NG4 – Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.
  5. LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ,Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  6. LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
  7. ĐT – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
  8. DN – Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.
  9. NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  10. NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
  11. NN3 – Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
  12. DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập.
  13. HN – Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.
  14. PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
  15. PV2 – Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
  16. LĐ – Cấp cho người vào lao động.
  17. DL – Cấp cho người vào du lịch.
  18. TT – Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp Visa ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
  19. VR – Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.
  20. SQ – Cấp cho các trường hợp được cấp tại các cơ quan Việt Nam tại nước ngoài
Cá nhân, công ty có nhu cầu cần liên hệ luật sư về xuất nhập cảnh tại Việt Nam để được tư vấn liên quan đến Visa, giấy phép lao động, thẻ tạm trú hoặc các vấn đề nhập cư khác.
nguồn: ANT Lawyers

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

BÁN HÀNG ONLINE CÓ CẦN ĐĂNG KÝ KINH DOANH, NỘP THUẾ?

Ngày nay thương mại điện tử ngày càng phát triển, đem đến cho con người nhiều tiện lợi. ANT Lawyers xin giới thiệu đến Quý khách hàng quy định của pháp luật về việc bán hàng online có phải đăng ký kinh doanh, đăng ký website thương mại điện tử.
1. Bán hàng online vẫn phải đăng ký kinh doanh.
Đăng ký kinhdoanh là việc cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay pháp luật Việt Nam có Nghị định 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các trường hợp cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, trong đó không bao gồm trường hợp bán hàng qua mạng. Do đó, việc bán hàng qua mạng, cá nhân, tổ chức vẫn phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp.
Quy trình đăng ký kinh doanh:
a.     Chuẩn bị hồ sơ: 
-         Đối với thành lập doanh nghiệp:
·        Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (theo mẫu)
·        Điều lệ công ty (doanh nghiệp tư nhân không cần điều lệ)
·        Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần
·        Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với cá nhân, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đối với tổ chức.
-         Đối với hộ kinh doanh cá thể:
·        Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
·        Bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.  
b.     Nộp hồ sơ:
-         Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh. Thời gian giải quyết là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
-         Hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân huyện. Thời gian giải quyết là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Đối với doanh nghiệp, sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục khắc dấu và công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

2. Bán hàng online có phải thông báo/đăng ký website thương mại điện tử.
Theo quy định của Thông tư 47/2014/TT-BCT về quản lý website thương mại điện tử, việc bán hàng online được thực hiện theo 1 trong 2 hình thức sau:
- Thiết lập website thương mại điện tử bán hàng.
- Bán hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Như vậy, bán hàng qua mạng không chỉ đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải đăng ký kinh doanh như một tổ chức kinh tế bình thường mà còn đòi hỏi phải thông báo/đăng ký website thương mại điện tử với Bộ công thương.
3. Nghĩa vụ thuế khi bán hàng online.
Cá nhân, tổ chức bán hàng online phải thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ theo quy định của Luật quản lý thuế. Các loại thuế cơ bản khi hoạt động kinh doanh gồm có:
-         Thuế môn bài.
-         Thuế giá trị gia tăng.
-         Thuế thu nhập doanh nghiệp/thu nhập cá nhân.
4. Dịch vụ của ANT Lawyers.
·        Tư vấn và trợ giúp pháp lý, lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh.
·        Lập hồ sơ thông báo/đăng ký website thương mại điện tử với cơ quan có thẩm quyền.
·        Soạn thảo và thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
·        Tư vấn và giải thích, làm rõ các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các công việc 
·        Thay mặt, đại diện cho công ty gặp gỡ, trao đổi, làm việc với các cơ quan hữu quan để  hoàn thiện thủ tục 
·        Hoàn thiện thủ tục, nhận kết quả cho Quý khách hàng.

Đây là dịch vụ trọn gói của ANT Lawyers, thay mặt khách hàng trong mọi thủ tục đến khi có kết quả, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Nguồn: antlawyer.com

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Xin cấp phép đầu tư cần những gì?

Thành phố Hà Nội được xem là điểm đến hấp dẫn đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thành lập công ty, đăng ký kinh doanh, xin giấy phép đầu tư.

Cùng với xu thế hội nhập trên toàn thế giới, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tốc độ phát triển nhanh và mạnh, trong đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa được chú trọng đầu tư và phát triển một cách đồng bộ và đạt được hiệu quả cao. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được xem là hai thành phố năng động và phát triển nhất tại Việt Nam. Trong đó, phải kể đến Hà Nội, một thủ đô giàu tiềm năng để phát triển kinh tế và thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Bởi vậy, sự đầu tư từ các doanh nghiệp tới thành phố này được xem là một lợi thế và là một lựa chọn đúng đắn nhất. Để đánh giá lợi thế đó như thế nào, bài viết sau đây chúng tôi sẽ phân tích một cách cụ thể như sau:

Nguồn lao động

Hà nội được đánh giá là một thủ đô có truyền thống lịch sử phát triển có từ lâu đời. Dân cư tập trung đông đúc, với số dân đạt mức 7 triệu, sau 4 lần điều chỉnh địa giới hành chính năm 2014 Hà Nội đã trở thành 1 trong số 17 thành phố có số lượng dân cư lớn nhất thế giới. Ngoài ra, với những điều kiện thuận lợi, Hà Nội được xem là một thành phố có sức thu hút nguồn lao động rất cao, đặc biệt là nguồn lao động có trình độ và tay nghề cao. Điều này là một thuận lợi đặc biệt đối với các doanh nghiệp đầu tư tại Hà Nội, Bởi vì số lượng lao động cao sẽ dẫn tới một hệ quả là giá lao động rẻ và có một nguồn lao động lớn phục vụ tốt cho các ngành nghề cần nhiều lực lượng lao động.

Tốc độ phát triển kinh tế

Năm 2014, nền kinh tế của Thủ đô Hà Nội tiếp tục tăng trưởng khá, lạm phát được kiểm soát, tổng sản phẩm trên địa bàn ước đạt 8,8%, thu ngân sách ước thực hiện 130.000 tỷ đồng, bằng 103% dự toán.Bên cạnh đó,  công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được triển khai thường xuyên, chỉ số cải cách hành chính của thành phố tăng 2 bậc so với năm 2012 và đứng thứ 5 trong số 63 tỉnh, thành trong cả nước. Như vậy, với nền kinh tế phát triển ổn định và vững mạnh, Hà Nội phải chăng là một thành phố đem lại sự vững tin cho các doanh nghiệp khi đầu tư phát triển kinh doanh tại thành phố này?

Cơ sở hạ tầng

Với mục tiêu phát triển Hà Nội dựa trên tiêu chí cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, ban lãnh đạo thành phố Hà Nội đã nỗ lực đưa ra các chính sách nhằm đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất của thành phố trở nên hiện đại và hoàn thiện hơn, trong đó, phải kể đến các con đường tại Hà Nội được xây dựng hiện đại và nâng cấp một cách đồng bộ hơn nữa. Đây được đánh giá là một thuận lợi đặc biệt, bởi sự phát triển đồng bộ của cơ sở hạ tầng sẽ đem lại sự phát triển cho nền kinh tế của toàn thành phố.

Thủ tục hành chính và chính sách thuế

Với chính sách thu hút vốn đầu tư vào thành phố, Hà Nội đã thực hiện chính sách giải quyết thủ tục hành chính một cửa. Chính sách này được xem là một bước tiến mới đối với người dân Hà Nội nói chung và với các doanh nghiệp muốn đầu tư vào Hà Nội nói riêng, với chính sách mở này, các thủ tục về thành lập doanh nghiệp, giải thể, chuyển đổi các doanh nghiệp trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh và giải quyết các thủ tục hành chính. Ngoài ra, để tạo điều kiện phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp, thành phố Hà Nội đã có nhiều chính sách để giảm thuế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới phát triển với nguồn vốn thấp.

Vị trí địa lý

Được đánh giá là có địa thế thuận lợi, với hệ thống giao thông đồng bộ, có tuyến đường sắt bắc nam, quốc lộ 1A đi qua, cùng với đó là các tuyến bay quốc tế và nội địa mở rộng. Hà Nội được xem là một thành phố có vị trí địa lý thông thương thuận lợi nhất ở Đông Nam Á. Là cửa ngõ thông ra Biển Đông của Lào và các quốc gia khác. Vì thế, Hà Nội là một lựa chọn đúng đắn cho các doanh nghiệp cần sự trao đổi giữa các tỉnh thành và quốc tế.

Thị trường rộng

Với số dân 7 triệu, thuộc 1 trong 17 thành phố có số dân lớn nhất thế giới, Hà Nội được xem là một thành phố có thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất cả nước. Nguồn lao động cao, cùng với số lượng dân cư từ các khu vực ngoại thành tập trung về lớn, nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm dịch vụ khá mạnh, điều này là một điều kiện thuận lợi đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm dịch vụ. Bởi nhu cầu càng tăng cao thì số lượng sản phẩm cũng phải tăng cao dẫn đến tốc độ phát triển kinh tế của doanh nghiệp cũng tăng cao. Có thể nói, đây là một điểm mạnh đặc biệt của thành phố mà các doanh nghiệp đầu tư tại đây hướng tới.
Từ những phân tích được đưa ra ở trên, có thể nói thành phố Hà Nội được xem là điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào kinh doanh ở Việt Nam.
Hãy liên hệ công ty luật ANT Lawyers qua hòm thư điện tử luatsu@antlawyers.com hoặc gọi số Hotline để được tư vấn.

Dịch vụ tư vấn đầu tư ra nước ngoài

Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.

Hiện nay, việc đầu tư ra nước ngoài đang được khuyến khích đẩy mạnh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa. Nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh chóng, là cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam kinh doanh, mở rộng thị trường, rút ngắn các khâu trung gian không cần thiết để tăng lợi nhuận, ngoài ra nhiều quốc gia có các chính sách ưu đãi về thuế lớn với nhà đầu tư nước ngoài như: Hongkong, Singapore, NewZeland,….
1. Các lĩnh vực khuyến khích đầu tư ra nước ngoài:
Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với những lĩnh vực:
– Xuất khẩu nhiều lao động;
– Phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam;
– Mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư;
– Tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ. Ngoài ra,
Nhà nước Việt Nam không cấp phép đầu tư ra nước ngoài đối với những dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
2. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài:
Theo quy định tại điều 76 Luật Đầu tư  và Điều 4 Nghị định 78/2006/NĐ-CP thì Để được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư phải có các điều kiện sau đây:
– Có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.
– Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
– Được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Để đầu tư ra nước ngoài theo phương pháp đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư phải lập hồ sơ đăng ký với Cơ quan quản lý nhà nước về Đầu tư, cụ thể là Bộ kế hoạch và Đầu tư để được cấp Giấy phép đầu tư ra nước ngoài trước khi thực hiện các thủ tục đăng ký đầu tư tại nước ngoài.
ANT Lawyers với đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, rất hân hạnh tư vấn và cung cấp cho Khách hàng dịch vụ tư vấn đầu tư ra nước ngoài:
– Tư vấn và cung cấp các quy định pháp luật liên quan đến việc đầu tư ra nước ngoài;
– Soạn thảo hồ sơ và hỗ trợ khách hàng chuẩn bị các giấy tờ cần thiết;
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin Giấy chứng nhận đầu tư;
– Thay mặt khách hàng nhận Giấy chứng nhận đầu tư ra  nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thực hiện các công việc khác theo ủy quyền.
Hãy liên hệ với ANT Lawyers để được tư vấn chi tiết, theo địa chỉ:
Điện thoại (trong giờ hành chính):  04.6270 1106 (VP Hà Nội) hoặc 08.66818680 (VP Hồ Chí Minh)
Hotline: 0987 951 489

Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Hiện nay  nhà đầu tư nước ngoài được hưởng nhiều ưu đãi, khuyến khích khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam, có nhiều hình thức đầu tư nước ngoài được quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật có liên quan để các nhà đầu tư lựa chọn. Nhà đầu tư nước ngoài có thể tiến hành đầu tư theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

Đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư, bao gồm các hình thức sau:
1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế: nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tổ chức kinh tế có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam. Tổ chức kinh tế liên doanh có thể là công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần được thành lập và tổ chức theo qui định của Luật Doanh nghiệp. Ngoài ra nhà đầu tư nước ngoài còn có thể đầu tư thành lập các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo qui định của pháp luật; cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hoá, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi; và các tổ chức kinh tế khác theo qui định của pháp luật.
2. Đầu tư theo hợp đồng: nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành hoạt động đầu tư theo hình thức này có thể ký kết các loại hợp đồng như hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng-chuyển giao- kinh doanh (BTO) hoặc hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT).
BCC là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới. Hình thức đầu tư này giúp các nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư được nhanh chóng mà không không mất thời gian, tiền bạc để thành lập và quản lý một pháp nhân mới.
BOT, BTO là hình thức đầu tư được ký kết giữa nhà đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, trong BOT nhà đầu tư nước ngoài được kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng đó trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; còn đối với BTO thì nhà đầu tư chuyển giao công trình xây dựng cho Nhà nước khi xây dựng xong, chính phủ sẽ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
BT là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng.
3. Đầu tư phát triển kinh doanh: nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức như mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, năng lực kinh doanh; đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
4. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư: tỷ lệ vốn góp, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài đối với một số ngành nghề do Chính phủ quy định.
5. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp và các hình thức đầu tư trực tiếp khác theo qui định của pháp luật.
Đầu tư gián tiếp
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các chế định tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo qui định của pháp luật về chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan.
Hãy liên hệ công ty luật ANT Lawyers qua hòm thư điện tử luatsu@antlawyers.com hoặc gọi số Hotline để được tư vấn.

Cấp đổi giấy phép đầu tư theo quy định mới


Hiện nay, Việt Nam là thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Quy trình đăng ký giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư tương đối là phức tạp nếu không có sự tư vấn của luật sư có kinh nghiệm.
Tiếp theo công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN và công văn số 4366/BKHĐT-PC ngày 30/6/2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành công văn số 5122/BKHĐT-PC ngày 24 tháng 7 năm 2015 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư. Trong công văn có nội dung sau: Quy trình giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) theo quy định mới.
Trường hợp chỉ yêu cầu thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
Trường hợp chỉ yêu cầu điều chỉnh nội dung dự án đầu tư
Trường hợp điều chỉnh cả đăng ký kinh doanh và dự án đầu tư
Trường hợp có yêu cầu đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay cho Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục tại Cơ quan đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thực hiện theo quy định tương ứng của Luật doanh nghiệp 2014.Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thay thế nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
Nội dung đăng ký kinh doanh tại quy định Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hết hiệu lực kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; nội dung dự án đầu tư tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) tiếp tục có hiệu lực.
Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật đầu tư 2014, nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định tại Điều 26 Luật đầu tư 2014 trước khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện theo quy định của Luật đầu tư 2014 tương ứng với nội dung điều chỉnh.Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp thay thế cho nội dung dự án đầu tư trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) tiếp tục có hiệu lực.
Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; sau đó điều chỉnh nội dung dự án đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tương ứng.
Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh, sau đó đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư.
Hồ sơ đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm văn bản đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bản sao Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) và Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Hồ sơ đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm văn bản đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đã cấp theo Điểm này) và Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
Cơ quan đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký đầu tư đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định lại nội dung đăng ký kinh doanh đang có hiệu lực tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định lại nội dung dự án đầu tư đang có hiệu lực tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
Hãy liên hệ công ty luật ANT Lawyers qua hòm thư điện tử luatsu@antlawyers.com hoặc gọi số Hotline để được tư vấn.