ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Tranh Chấp Bất Động Sản Và Tranh Chấp Liên Quan Đến Bất Động Sản

Việc nhận diện về tranh chấp bất động sản và tranh chấp liên quan đến bất động sản có ý nghĩa xác định thẩm quyền của tòa án giải quyết. Xác định các điều kiện tiền tố tụng - Hòa giải và đưa ra các phương thức giải quyết tranh chấp.



Vậy cần phân biệt giữa " Tranh chấp về bất động sản " và " Tranh chấp liên quan đến bất động sản"

1. Tranh chấp về bất động sản

Ví dụ : Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất; Tranh chấp ai là chủ sở hữu nhà; Tranh chấp đòi lại nhà đất bị chiếm hữu trái phép; Tranh chấp về các quyền khác đối với bất động sản...
Khi giải quyết các tranh chấp này, Tòa án phải xác định ai là người có các quyền ( chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, các quyền khác...) đối với bất động sản. Các tranh chấp này gọi là " Tranh chấp về bất động sản" hay " có đối tượng tranh chấp là bất động sản" và chỉ có Tòa án nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết. 

Nhà làm luật quy định " chỉ có Tòa án nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết"  là nhằm giúp cho tòa án có điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết vụ án. Rõ ràng, việc thu thập chứng cứ, xác minh nguồn gốc, giấy tờ về bất động sản, cũng như việc lấy ý kiến, triệu tập cơ quan nhà nước quản lý nhà đất trong cùng địa phương thì sẽ thuận lợi hơn nhiều so với thực hiện ở địa phương khác. 

2. Tranh chấp liên quan đến bất động sản 

Ví dụ : Tranh chấp về các giao dịch có liên quan đến bất động sản như : Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất; Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà; Tranh chấp đòi lại nhà, đất cho thuê, cho mượn, ở nhờ...; Và các tranh chấp có liên quan đến bất động sản như; Tranh chấp thừa kế nhà, đất; Vụ án hôn nhân có tranh chấp về bất động sản...

Các tranh chấp này gọi là " Tranh chấp liên quan đến bất động sản" . Và thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ xác định theo nguyên tắc chung: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoăc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. 

Trên đây là bài tham khảo về cách nhận dạng giữa : "Tranh chấp về bất động sản" và " Tranh chấp có liên quan đến bất động sản". Nếu có bất cứ thắc mắc hay muốn giải quyết tranh chấp bất động sản hãy liên hệ với Công ty luật để được hỗ trợ tư vấn và thực hiện các thủ tục một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng. 

Nguồn : Thuvienphapluat

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Quy Trình Đăng Ký Sáng Chế

Làm thế nào để đăng kí sáng chế ?


Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Mỗi sáng chế đều là kết quả của một quá trình lao động, nghiên cứu nghiêm túc và vất vả của tác giả. Tuy nhiên, quyền sở hữu độc quyền đối với sáng chế chỉ được xác lập theo thủ tục đăng ký, và phạm vi bảo hộ được xác định trong văn bằng. Vì vậy, nếu không đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sáng chế sẽ khó được đảm bảo và bảo vệ kịp thời.
ANT Lawyers là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cùng độ ngũ chuyên gia IP giàu kinh nghiêm, ANT lawyers sẽ hỗ trợ quý khách hàng thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.
Thông tin cần thiết:
  • Tiêu đề của sáng chế / giải pháp hữu ích;
  • Tên, địa chỉ và quốc tịch của người nộp đơn;
  • Tên, địa chỉ và quốc tịch của nhà phát minh;
  • Thông tin về tài liệu ưu tiên: Quốc gia, số lượng ứng dụng và hồ sơ chứng minh quyền ưu tiên;
  • Hồ sơ hoặc công bố quốc tế (nếu có).
Tài liệu yêu cầu:
1.Đối đơn quốc gia
  • 01 Bản gốc Giấy uỷ quyền (không cần công chứng), bản sao có thể được chấp nhận dùng để nộp đơn nhưng bản gốc phải được nộp bổ sung trong vòng 03 tháng kể từ ngày nộp đơn;
  • 02 bản mô tả sáng chế. Bản mô tả sáng chế phải bao gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế;
  • 02 bản vẽ (nếu có);
  • 01 Bản sao công chứng các tài liệu ưu tiên (chỉ dành cho các ứng dụng hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris), có thể được nộp trong vòng 03 tháng kể từ ngày nộp đơn;
2. Đối với các đơn PCT For
  • (03 bản) Tờ khai đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam được làm bằng tiếng Anh;
  • 02 Bản mô tả , bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
  • 02 Yêu cầu bảo hộ ;
  • Các tài liệu có liên quan (nếu có).
Hồ sơ PCT có thể được nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng quốc tế hoặc gửi qua bưu điện.

Thủ Tục Đăng Ký Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Cho Doanh Nghiệp ?

Hóa đơn điện tử là gì? Để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp thì phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ gì? Thủ tục đăng ký được thực hiện ra sao?

Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/11/2018/NĐ-CP đã yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử.
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc không có mã của cơ quan thuế. Dù doanh nghiệp thuộc trường hợp sử dụng loại hóa đơn nào thì nội dung hóa đơn điện tử cũng bao gồm các thông tin cơ bản bao gồm: Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế); tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ;… Điều này được thể hiện rõ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 119/2018/NĐ-CP.
Việc sử dụng hóa đơn điện tử là bắt buộc nên mỗi doanh nghiệp phải đăng ký lập hóa đơn theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể, doanh nghiệp truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với nội dung thông tin theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Sau khi nhận được thông tin đăng ký, trong thời hạn 01 ngày, cơ quan thuế gửi Thông báo về việc chấp nhận/không chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp. Kể từ thời điểm sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế phải thực hiện hủy những hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng (nếu có). Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sau khi nhận được thông báo chấp nhận của cơ quan thuế
Trên đây là bài tư vấn của Công ty luật về thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử của doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoặc hỗ trợ thủ tục ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có/không có mã của cơ quan thuế.
Các bài viết liên quan :
Sửa hóa đơn viết sai như thế nào ?
Hóa đơn - thuế các lỗi thường gặp

Nguồn : luatsu1900


Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Quảng Cáo Không Đúng Sự Thật Bị Xử Lý Như Thế Nào ?

Chắc hẳn hiện nay không ai xa lạ với việc mua bán hàng trên mạng. Đối với người bán muốn bán được nhiều hàng thì phải dùng nhiều cách để quảng cáo sản phẩm của mình. 



Có nhiều cách để quảng cáo sản phẩm của mình.Trong đó có một cách quảng cáo sản phẩm lấy được niềm tin của mọi người mua hàng.
Đó là : Giả mạo lời dẫn của biên tập viên, ghép logo của đài truyền hình vào video quảng cáo sản phẩm. Nhằm mục đích tạo cho người mua sự tin tưởng.
Họ làm vậy để đánh lừa khách hàng rằng sản phẩm được đánh giá là có chất lượng  ?
Xin hỏi hành vi này có bị vi phạm pháp luật hay không và bị xử lý như thế nào ?

Luật sư trả lời :
Theo điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của người khác với mục đích thương mại thì phải được sự đồng ý của người đó và phải trả thù lao cho hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 

Mọi hành vi sử dụng hình ảnh của người khác với mục đích thương mại mà không được sự đồng ý của người đó là vi phạm pháp luật, và người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. 

Khoản 8 điều 8 Luật Quảng cáo 2012 cũng quy định " quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép" là một trong những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo.

Như vậy, việc tạo dựng lời dẫn của biên tập viên, gắn logo mạo danh đài truyền hình để quảng cáo của các đối tượng trên là hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi mà đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt hành chính. Nếu người quảng cáo gây ảnh hưởng dư luận xấu, ảnh hưởng tới tổ chức sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng thì còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Về xử phạt hành chính : Hành vi tạo dựng lời dẫn của biên tập viên, cắt ghép logo, hình ảnh để mạo danh cơ quan, tổ chức khác có thể bị xử phạt từ 20.000.000 đến 30.000.000 theo quy định tại khoản 3 điều 51 tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP về " Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định"; Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép, đông thời buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa đoạn quảng cáo vi phạm.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự : Trong trường hợp người có hành vi quảng cáo gian dối đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội quảng cáo gian dối theo quy định tại điều 197 Bộ luật Dân sự, Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

Trong trường hợp khách hàng xem đoạn quảng cáo và tìm đến mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ ở những nơi quảng cáo sai sự thật với số tiền lớn, họ có thể làm đơn tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cá nhân, tổ chức đó gửi cho cơ quan công an.

Nguồn : VnExpress

Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp

Công ty luật  với các luật sư, chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm thực tiễn tư vấn và cung cấp cách dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ pháp luật và thúc đẩy hoạt động kinh doanh.


Thành lập công ty: tư vấn về cấu trúc công ty, soạn tài liệu, đàm phán với các công ty và chính quyền địa phương và có được giấy phép và chấp thuận.
Thủ tục tư vấn sau khi cấp giấy phép: tư vấn về việc hoàn thiện các giấy phép, và phê duyệt cần thiết cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Hợp đồng thương mại: soạn thảo, đàm phán và sửa đổi nhiều loại hợp đồng thương mại bao gồm thỏa thuận cho thuê, bán hàng và thỏa thuận phân phối, cơ quan thỏa thuận và hợp đồng dịch vụ.
Quản lý: tư vấn về hoạt động của Hội đồng quản trị của một công ty liên doanh hoặc vốn đầu tư hoàn toàn vốn nước ngoài, việc bổ nhiệm cán bộ quản lý chủ chốt.
Nghiên cứu cẩn trọng: xem xét các văn bản và phát hành báo cáo thẩm định về tình trạng pháp lý và hoạt động của cả hai công ty trong nước và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Cụ thể các dịch vụ tư vấn các vấn để liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp:
  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;
  • Tư vấn các doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh bao gồm: thay đổi vốn góp, thay đổi thành viên, trụ sở, người đại diện; bổ sung ngành nghề, đính chính thông tin thành viên…
  • Tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp: Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất Doanh nghiệp;
  • Tư vấn các doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh: Giải thể, tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng giao dịch;
  • Tư vấn hoạt động đơn vị sự nghiệp của doanh nghiệp: Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập văn phòng giao dịch, địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp; thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến quản trị nội bộ doanh nghiệp:
Tư vấn bộ máy hoạt động của doanh nghiệp, xây dựng bộ máy quản lý, bộ máy nhân sự cho doanh nghiệp;
Tư vấn, soạn thảo nội quy, quy chế hoạt động doanh nghiệp hoặc của từng bộ phận, vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp;
Tư vấn thể thức tiến hành cuộc họp và ra các quyết định của doanh nghiệp;
Tư vấn, soạn thảo và đại diện theo ủy quyền thực hiện các thủ tục chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, phần vốn góp
Tư vấn quản lý nhân sự, xây dựng hệ thống thang bảng lương cho doanh nghiệp, đăng ký BHXH, BHYT, BHTN
Các khách hàng tiêu biểu của công ty luật bao gồm các ngành sản xuất, chế tạo: General Motors (Mỹ), viễn thông: KDDI (Nhật Bản), thiết bị y tế: CERAGEM (Hàn Quốc).
Hãy liên hệ Công ty luật uy tín qua hòm thư điện tử luatsu@antlawyers.com hoặc số điện thoại văn phòng để được tư vấn.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Tư Vấn Thay Đổi Đăng Ký Kinh Doanh

Thủ tục thay đổi đăng kí kinh doanh như thế nào?

Sau khi thành lập, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sẽ có những định hướng, chiến lược phát triển Công ty hoặc những thay đổi khách quan làm thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

Công ty luật ANT Lawyers luôn sẵn sàng hỗ trợ Doanh nghiệp các dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh cho Doanh nghiệp như sau:
  •  Tư vấn thay đổi tên công ty: tên công ty bằng tiếng việt, tiếng anh, tên viết tắt;
  • Tư vấn thay đổi địa chỉ trụ sở chính;
  • Tư vấn thay đổi số điện thoại, Fax, Email, Website;
  • Tư vấn thay đổi ngành nghề kinh doanh, gồm: rút ngành nghề kinh doanh, bổ sung ngành nghề kinh doanh;
  • Tư vấn thay đổi vốn điều lệ, gồm: tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ; thay đổi cơ cấu vốn góp, thay đổi mệnh giá cổ phần;
  • Tư vấn thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Tư vấn Giám đốc thuê;
  • Tư vấn thay đổi chức danh người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp;
  • Tư vấn thay đổi thành viên công ty TNHH, cổ đông của công ty cổ phần;
  • Tư vấn thay đổi thông tin cá nhân của thành viên, cổ đông công ty;
  • Tư vấn thành lập, thay đổi chi nhánh công ty;
  • Tư vấn thay đổi, thành lập văn phòng đại diện;
  • Tư vấn lập, chấm dứt địa điểm kinh doanh;
  •  Tư vấn cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do bị mất;
  • Tư vấn các nội dung khác có liên quan.
ANT Lawyers cung cấp dịch vụ bao gồm các nội dung:
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung thay đổi của Doanh nghiệp;
  • Soạn thảo hồ sơ thay đổi nội dung Đăng ký kinh doanh tương ứng;
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã thay đổi của Doanh nghiệp;
  • Làm dấu và nhận dấu pháp nhân của Công ty.
  • Thực hiện các công việc khác theo ủy quyền.

Điều Kiện Bảo Hộ Kiểu Dáng Công Nghiệp

Điều kiện để bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là gì?


Kiểu dáng công nghiệp là những thứ tạo cho hàng hoá sự thu hút và hấp dẫn. Bạn – chủ sở hữu, người sáng tác ra kiểu dáng- sẽ được đảm bảo độc quyền đối với việc sao chép hoặc làm nhái kiểu dáng của bên thứ 3. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu, đảm bảo sự thu hồi công bẳng cho sự đầu tư.

Một hệ thống bảo hộ hiệu quả cũng đem lại lợí ich cho khách hàng và công chúng bẳng cách thúc đẩy sự cạnh tranh công bằng và thực hành thương mại trung thực, khuyến khích sáng tạo, và xúc tiến các sản phẩm hấp dẫn về thẩm mỹ.
Vì vậy, khi bạn sáng tác hoặc bỏ chi phí đầu tư để sở hữu một kiểu dáng công nghiệp, bạn nên tìm cách bảo vệ quyền xâm phạm đối với trí tuệ và chi phí đầu tư của mình bằng cách thực hiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với sản phẩm đó. Dưới đây là những quy định chung giúp Bạn có thể hiểu và thực hiện được quyền bảo hộ của mình:
Khái niệm
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp từ những yếu tố này.
Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.
Người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
  • Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc;
  • Chính phủ quy định quyền đăng ký đối kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước;
  • Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
  • Có tính mới trên phạm vi thế giới:
Để xác định được tính mới của kiểu dáng công nghiệp muốn đăng ký có tính mới hay không, kiểu dáng công nghiệp/sản phẩm đó phải đáp ứng các đặc điểm sau:
Có sự khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất  kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.  Việc được coi là khác biệt đáng kể đối với hai sản phẩm đăng ký kiểu dáng công nghiệp là chỉ khác biệt những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng/sản phẩm đó.
Chưa bị bộc lộ công khai: việc sản phẩm/kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai khi chỉ có số lượng người hạn chế có nghĩa vụ giữ bí mật được biết về sản phẩm/kiểu dáng công nghiệp đó. Việc quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc việc sử dụng tràn làn đối với sản phẩm/kiểu dáng công nghiệp trên thị trường mà chưa được đăng ký bảo hộ sẽ làm mất tinh mới của sản phẩm, trừ các trường hợp sau: bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký; được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học hoặc trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
  •  Có tính sáng tạo
    Nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp (trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên), kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp:
    Là kiểu dáng công nghiệp có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng.
  • Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật.
  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng.
  • Hình dáng bên ngoài chỉ có giá trị thẩm mỹ (không dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp).
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.
  • Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.


Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

Thẻ tạm trú cho người nước ngoài có thể gia hạn không ?

Thẻ tạm trú cấp cho người nước ngoài có được gia hạn không? Hồ sơ để xin gia hạn bao gồm các giấy tờ nào? Trình tự, thủ tục được thực hiện ra sao?

Để được cấp thẻ tạm trú, người nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tại Cơ quan công an xã, phường, thị trấn và hộ chiếu của người đó còn thời hạn sử dụng tối thiểu là 13 tháng. Người nước ngoài khi đã được cấp thẻ tạm trú, nếu sắp hết hạn sử dụng có thể gia hạn để tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến thủ tục này, chính vì vậy chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn về thủ tục gia hạn tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Người nước ngoài đăng ký tạm trú tại Việt Nam đang là một trong những vấn đề khá phổ biến và diễn ra rất rộng rãi.
Để gia hạn tạm trú tại Việt Nam, người có yêu cầu cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:  Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú (mẫu NA5 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA); hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài.
Trường hợp công dân Việt Nam đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài phải là người có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con với người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài (xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ). Trường hợp cơ quan, tổ chức đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài đã có hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh -Bộ Công an.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, người có yêu cầu cần nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ, nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả; nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ. Thời hạn giải quyết là không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Lệ phí thực hiện thủ tục này là 10 USD.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về thủ tục gia hạn tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Công ty luật để được tư vấn hoặc hỗ trợ soạn thảo hồ sơ xin gia hạn thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam.


Nguồn : Luatsu1900

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019

Tư Vấn Nhập Quốc Tịch Theo Diện Đầu Tư Tại Antigua Và Barbuda Trong 3 Tháng

Hiện nay, nhu cầu đầu tư nhập quốc tịch ngày càng tăng do lợi ích thiết thực của việc di chuyển tự do ra nước ngoài để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, du lịch.  Đầu tư và nhập quốc tịch Antigua và Barbuda đang là một lựa chọn tốt với ưu điểm là thời gian thẩm định nhanh, khoảng ba tháng và số tiền đầu tư không nhiều, khoảng 100.000, phù hợp với nhiều nhà đầu tư.


Căn cứ theo Mục 4 về nhập quốc tịch Antigua và Barbuda quy định trong Luật đầu tư 2013 của quốc gia này thì hiện nay Chính phủ Antigua và Barbuda công nhận 3 phương thức đầu tư để một công dân nước ngoài có thể nhập quốc tịch Antigua và Barbuda, cụ thể là: Đầu tư vào Quỹ phát triển quốc gia, Đầu tư vào bất động sản, Đầu tư vào một doanh nghiệp mới
1. Đầu tư vào Quỹ phát triển quốc gia
Quỹ phát triển quốc gia (NDF) là một quỹ phi lợi nhuận được thành lập để khuyến khích đầu tư vào Antigua và Barbuda. Với phương thức này, người nộp đơn được yêu cầu đóng góp cho Quỹ Phát triển quốc gia (NDF) số tiền tối thiểu là 100,000 USD áp dụng với một gia đình có 4 thành viên(người nộp đơn, người phối ngẫu; con cái phụ thuộc; cha mẹ phụ thuộc trên 65 tuổi). Số tiền này sẽ không được hoàn lại, khoản đóng góp trên chưa bao gồm phí thẩm tra hồ sơ cho đương đơn, người phụ thuộc, lệ phí xử lý hồ sơ và chi phí pháp lý cho mỗi hồ sơ. Trong trường hợp có thêm bất cứ thành viên nào thì người nộp đơn sẽ cần đóng thêm 25.000 USD/người.
2. Đầu tư vào bất động sản
Để đủ điều kiện nhập quốc tịch theo lựa chọn đầu tư bất động sản thì người nộp đơn phải đầu tư vào bất động sản được chính phủ chỉ định và phê duyệt. Tài sản phải được giữ trong 5 năm sau khi mua, trừ khi ứng viên mua một bất động sản được quy định khác ở Antigua & Barbuda.
Đối với phương thức này, người nộp đơn phải đầu tư vào bất động sản được phê duyệt chính thức với giá trị ít nhất 400,000 USD áp dụng với một gia đình có 4 thành viên. Ngoài ra, hai hoặc nhiều ứng viên có thể cùng nộp đơn xin quốc tịch Antigua và Barbuda theo phương thức này với điều kiện họ đã thực hiện một thỏa thuận mua bán ràng buộc và cả hai phải đầu tư tối thiểu 400.000 USD vào một bất động sản tại đây.
3. Đầu tư vào một doanh nghiệp mới
Theo chương trình này thì người nộp đơn cần đầu tư 1,500,000 đô la Mỹ vào một doanh nghiệp đủ điều kiện nhất định với vai trò là nhà đầu tư duy nhất, hoặc đầu tư chung với cá nhân khác với số tiền là 5 triệu USD, trong đó có ít nhất 2 người tham gia và mỗi cá nhân cần đầu tư ít nhất 400.000 USD.
Các yêu cầu của thủ tục nhập quốc tịch Antigua & Barbuda theo Chương trình Đầu tư
Người nộp đơn ít nhất phải 18 tuổi, không có hồ sơ tội phạm. Bên cạnh đó người nộp đơn phải có phẩm chất đạo đức, có sức khỏe tốt và không có tiền án. Cuối cùng là người nộp đơn phải dành ít nhất 5 ngày ở Antigua và Barbuda trong 5 năm đầu tiên sau khi có được quyền công dân để duy trì tư cách công dân. Quốc tịch bị hạn chế tại khu vực này gồm: Afghanistan, North Korea, Iran, Iraq, Somalia, Yemen, Sudan.
Quốc tịch kép được công nhận tại Antigua và Barbuda. Cá nhân không bắt buộc phải từ bỏ quốc tịch trước đây để trở thành công dân của quốc gia này.
Hồ sơ yêu cầu gồm có:
  • Bản chính của thư giới thiệu liên quan đến nghề nghiệp (không quá 6 tháng)
  • Bản sao công chứng Giấy chứng minh nhân dân
  • Bản gốc Giấy chứng nhận cảnh sát
  • Bản sao công chứng hộ chiếu
  • Giấy chứng nhận sức khỏe
  • Bản gốc hoặc bản sao có công chứng Giấy khai sinh
  • Bản gốc hoặc bản sao công chứng Giấy đăng kí kết hôn
  • Sáu ảnh hộ chiếu
  • Bản gốc Thư Giới thiệu của Ngân Hàng (không quá 6 tháng)
  • Giấy chứng nhận Hình ảnh và chữ ký
  • Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh hoặc hồ sơ thành lập công ty
  • Bằng chứng về việc thanh toán các khoản thanh toán không hoàn lại và phí thẩm định
Về thời hạn hiệu lực, quốc tịch Antigua và Barbuda được cấp thông qua cả 3 phương thức đầu tư này đều có giá trị vĩnh viễn.
Những người nộp đơn sẽ bị coi như không đủ điều kiện nếu họ cung cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ visa của mình; bị mắc một bệnh truyền nhiễm và/hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình mắc bệnh truyền nhiễm và/hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng; hoặc chưa nhận được âưn xá, bất cứ lúc nào trước đó đã bị kết án tại bất kỳ quốc gia nào về tội vi phạm mà hình phạt giam giữ tối đa vượt quá 6 tháng tù. Người nộp đơn không được thuộc trường hợp có khả năng gây nguy hại đến an ninh quốc gia đối với Antigua và Barbuda hoặc bất kỳ quốc gia nào khác hay có liên quan đến bất kỳ hoạt động nào có khả năng làm ảnh hưởng tới Antigua và Barbuda hoặc đã bị từ chối cấp thị thực ở quốc gia mà Antigua và Barbuda có miễn thị thực du lịch và sau đó không có được thị thực ở quốc gia đã từ chối.
Quyền lợi nhận được có hộ chiếu của Antigua và Barbuda
Antigua và Barbuda là một thành viên của Liên hợp quốc, Khối thịnh vượng chung Anh, Caricom, Tổ chức các Quốc gia Hoa Kỳ (OAS) và nhiều tổ chức quốc tế khác nên người sở hữu quốc tịch Antigua và Barbuda không chỉ trở thành công dân vĩnh viễn hay sở hữu hộ chiếu Khối Thịnh Vượng chung Anh mà còn được áp dụng chính sách thuế thân thiện toàn Thế giới. Người mang hộ chiếu Antigua và Barbuda được du lịch miễn thị thực tới 150 quốc gia, bao gồm cả khối Schengen (26 quốc gia châu Âu) và Vương quốc Anh Đây cũng là chương trình duy nhất tại vùng Carribean cho phép công dân du lịch miễn thị thực đến Canada.
Trên đây là các hình thức đầu tư để nhập quốc tịch vào Antigua và Barbuda. Qúy khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về lĩnh vực này hay muốn đầu tư vào Antigua và Barbuda thì vui lòng liên hệ với Công ty luật uy tín để được các luật sư tư vấnvà hướng dẫn làm thủ tục.