ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

Tranh Chấp Thương Mại Có Yếu Tố Nước Ngoài

Tranh  chấp thương mại có yếu tố nước ngoài là các hoạt động  bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác trong đó có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể này được giải quyết bằng tòa án hoặc trọng tài thương mại, nếu chúng không giải quyết được bằng thương lượng.
Giải quyết tranh chấp bằng tòa án là quyền đương nhiên, các bên tranh chấp không cần phải thỏa thuận. Bên có quyền lợi bị xâm phạm có thể khởi kiện tại tòa án nước mình, tòa án của bên vi phạm hoặc thậm chí tại tòa án của một nước thứ ba, tùy thuộc tòa án của các nước này có thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp cụ thể đó không. Thẩm quyền của tòa án cũng có thể được xác lập bởi thỏa thuận của các bên, nếu pháp luật tố tụng của nước đó chấp nhận thỏa thuận này. Tuy nhiên, quyết định của tòa án nước này muốn được thi hành tại một nước khác thì phải được nước khác đó công nhận. Bởi vậy, thuận tiện nhất là lựa chọn khởi kiện ở nơi mà bản án cũng cần được thi hành. Tòa án công nhận xem xét việc đáp ứng các điều kiện công nhận, nhưng không bao gồm xem xét lại sự việc.
Bên cạnh giải quyết tranh chấp bằng tòa án, hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đặc biệt được ưa chuộng trong hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trọng tài chỉ có thẩm quyền nếu được các bên thỏa thuận. Thỏa thuận trọng tài có thể là thỏa thuận trong hợp đồng hoặc trong một văn bản riêng biệt, trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp. Thỏa thuận phải chỉ định một trung tâm trọng tài cụ thể hoặc một hội đồng trọng tài do các bên thành lập. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều ưu điểm, như được các bên tín nhiệm, thủ tục đơn giản, có thể thỏa thuận nơi tiến hành xét xử, nhất là giữ được bí mật và uy tín của các bên do phiên xét xử không công khai. Phán quyết trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành, trừ trường hợp bị tòa án hủy theo thủ tục hủy quyết định trọng tài, trong đó tòa án không xem xét lại sự việc mà chỉ xem xét việc tuân thủ các điều kiện và thủ tục tố tụng. Phán quyết của trọng tài quốc tế hoặc nước ngoài muốn được thi hành tại một nước khác cũng phải được nước khác đó công nhận. Trong thủ tục công nhận này tòa án cũng không xem xét lại sự việc.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Công ty luật để được tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại và các vấn đề khác.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

Sau Khi Ly Hôn Thì Phải Trả Mức Cấp Dưỡng Nuôi Con Là Bao Nhiêu ?

Mức cấp dưỡng nuôi con pháp luật có quy định là bao nhiêu không? Phương thức cấp dưỡng như thế nào?
Khi ly hôn, các bên sẽ cần thỏa thuận với nhau về việc ai sẽ là người nuôi con và người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng để người kia nuôi con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ đóng góp một khoản tiền hoặc tài sản của người đó để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu hàng ngày hoặc hàng tháng của người được cấp dưỡng. vậy thì pháp luật có quy định như thế nào về mức cấp dưỡng để nuôi con?

Tuy nhiên pháp luật lại không ấn định mức cấp dưỡng là bao nhiêu. Về khoản cấp dưỡng để nuôi con thì bố mẹ tự thỏa thuận với nhau căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Và khi có lý do chính đáng thì có thể thay đổi mức cấp dưỡng và hai bên có thỏa thuận được với nhau về sự thay đổi đó.Trước hết, chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn khái quát chung nhất về cấp dưỡng. Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này. Như vậy, sau khi ly hôn thì bố hoặc mẹ có trách nhiệm cấp dưỡng để nuôi con đến khi con trưởng thành.
Về phương thức cấp dưỡng thì bố hoặc mẹ có thể thực hiện định kỳ nghĩa vụ này hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể thỏa thuận với nhau về việc thay đổi phương thức cấp dưỡng hoặc tạm ngừng cấp dưỡng nếu lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Việc cấp dưỡng sẽ chấm dứt khi con đã thành niên và có khả năng lao động hoặc là người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng hoặc là một trong hai người chết. Trên đây là toàn bộ các quy định của pháp luật về việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn. Trong vấn đề này thì pháp luật hoàn toàn tôn trọng thỏa thuận của hai bên.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Công ty luật chúng tôi để được tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ dịch vụ soạn đơn ly hôn, biên bản thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng.


Nguồn : Luật sư 1900

Gia Hạn Giấy Chứng Nhận Đầu Tư

Khác với doanh nghiệp trong nướcDoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ hoạt động theo thời hạn hoạt động của dự án. Trước khi hết hạn, Nhà đầu tư muốn gia hạn thời hạn hoạt động của dự án phải nộp hồ sơ xin Gia hạn tại cơ quan có thẩm quyền nơi cấp Giấy chứng nhận đầu tư.


Theo quy định, thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá năm mươi năm, trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn, nhưng không quá bảy mươi năm. Thời hạn dự án được quy định trên Giấy chứng nhận đầu tư.
Trước khi hết hạn, Nhà đầu tư nộp hồ sơ xin gia hạn Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
– Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư ;
– Trường hợp dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc thay đổi nội dung dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư.
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
– Bản sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp hoặc Bản sửa đổi, bổ sung Hợp đồng liên doanh;
– Bản giải trình lý do điều chỉnh; những thay đổi so với dự án đang triển khai;
– Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án;
Thời gian thực hiện: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Hãy liên hệ với ANT Lawyers để được tư vấn chi tiết về thủ tục đầu tư, theo địa chỉ:

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

Tư Vấn Tranh Chấp Lao Động

Tranh chấp lao động là gì?


Căn cứ pháp lý
  • Bộ luật Lao động 2012;
  • NĐ 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động;
  • NĐ 46/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động;
  • Thông tư 08/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động.
Tranh chấp lao động (TCLĐ) là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Đối với tranh chấp lao động, khi xảy ra tranh chấp trước hết các bên có thể tiến hành thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
Tuy nhiên nếu một bên từ chối thương lượng, thương lượng không thành hoặc thương lượng thành mà một bên không thực hiện có thể tiếp hành giải quyết tranh chấp tại cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo yêu cầu của một bên. Trong trường hợp này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐ là khác nhau đối với TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thể, cụ thể:
Trước hết việc tranh chấp phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải thông qua hòa giải viên lao động. Một bên tranh chấp bằng cách gửi đơn đến Phòng Lao động Thương binh Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở hoặc cư trú, sau khi tiếp nhận Phòng Lao động, Thương binh và xã hội sẽ cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động.
Trường hợp hòa giải viên lao động được cử không tổ chức hòa giải trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, tranh chấp đã được hòa giải nhưng không thành, hòa giải thành nhưng bên người sử dụng lao động không thực hiện những thỏa thuận được ghi trong biên bản hòa giải thành thì các bên có quyền
Đối với TCLĐ cá nhân: yêu cầu Tòa án giải quyết, cụ thể là Tòa án Nhân dân cấp huyện và là TAND nơi bị đơn có trụ sở đối với bị đơn là tổ chức hoặc nơi bị đơn cư trú nếu là cá nhân.
Ngoài ra đối với một số tranh chấp lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 201 BLLĐ (như tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, về bồi thường thiệt hại,…), các bên có thể kiện ra tòa ngay mà không phải qua thủ tục hòa giải.
Đối với TCLĐ tập thể về nghĩa vụ: yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện) nơi xảy ra tranh chấp giải quyết. Sau đó, nếu các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, với Tòa án là 1 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết lao động tập thể về lợi ích: luật không quy định.

Bất Động Sản Đang Thế Chấp Có Thể Chuyển Nhượng Được Không ?

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần những thủ tục gì?
 Bất động sản đang thế chấp có thể chuyển nhượng được không? 
Bất động sản là tài sản có giá trị thường được mang ra thực hiện các giao dịch nhằm phục vụ các lợi ích cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, không phải lúc nào bất động sản cũng có thể mang ra chuyển nhượng được mà cần phải tuân theo các quy định của pháp luật về chuyển nhượng bất động sản. Đặc biệt việc chuyển nhượng bất động sản đang bị thế chấp sẽ gặp nhiều hạn chế nhất định.

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất đó cho người được chuyển nhượng (gọi là bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất) sử dụng. Bên chuyển giao đất và quyền sử dụng đất được nhận số tiền tương đương với giá trị quyền sử dụng đất theo sự thỏa thuận của các bên.
Theo Khoản 1 Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định thì thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
Điều 320 BLDS quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp, trong đó có quy định là bên thế chấp không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp được cho phép, cụ thể là bên thế chấp được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
Ngoài ra, bên thế chấp còn được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật. Như vậy, khi bất động sản đang bị thế chấp thì nếu không được sự đồng ý của Bên nhận thế chấp thì sẽ không thể thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp, các bên có thể lập Biên bản thỏa thuận (Bên thế chấp- bên nhận thế chấp- Bên nhận chuyển nhượng), để khi bên nhận chuyển nhượng thanh toán tiền chuyển nhượng thì bên thế chấp sẽ có nguồn trả nợ cho bên nhận thế chấp và giải chấp tài sản.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Công ty luật để được tư vấn hoặc hỗ trợ thực hiện dịch vụ soạn Hợp đồng thế chấp, Hợp đồng chuyển nhượng nhà/đất. 


Nguồn : Luật sư 1900

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019

Thay Đổi Nội Dung Đăng Ký Hoạt Động Của Chi Nhánh

Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh như thế nào?


Căn cứ theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp (“Nghị định 78”) và thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp (“Thông tư 20”). Việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh được thực hiện như sau:
Chuẩn bị hồ sơ
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh (Mẫu: phụ lục II-13 Thông tư 20);
  • Trường hợp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh (đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) nộp kèm theo:
  • Giấy đề nghị bổ dung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư (Mẫu: Phụ lục II-19, Thông tư 20);
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế của chi nhánh (với trường hợp chi nhánh hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư).
Trình tự thực hiện
  • Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư;
  • Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và giải quyết trong thời hạn 3 ngày làm việc kế từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh.
Lưu ý, trong trường hợp thay đổi trụ sở của chi nhánh, trước khi đăng ký thay đổi, chi nhánh phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.
Trường hợp chuyển trụ sở chi nhánh sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi chi nhánh đã đăng ký, doanh nghiệp gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh dự định chuyển đến.

Giấy Chứng Nhận Đủ Điều Kiện Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm là một vấn đề nóng, nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận, của các cơ quan có thẩm quyền, bởi sự vi phạm nghiêm trọng của các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm, gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người.


Trong phạm vi bài viết này, người viết xin đề cập đến Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm – một trong những điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc về Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ công thương theo lĩnh vực được phân công quản lý.
– Đối với Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
– Đối với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ông và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
– Đối với Bộ Công thương có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Khi xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm lần đầu, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần chuẩn bị hồ sơ gồm có:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu.
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo mẫu.
– Bản sao có chứng thực Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Bản sao có chứng thực Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
Về phía Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở.
Tiếp đó, trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đày đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập.
Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở là đối chiếu thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
Kết quả của quá trình thẩm định thực tế phải được lập thành Biên bản thẩm định thực tế theo mẫu quy định, phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện”.
Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do vào Biên bản.
Trường hợp “Đạt”, trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu số 5.
Như vậy, đối với trường hợp cấp lần đầu, nếu không có vướng mắc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ được cấp trong thời gian 27 ngày.
Không giống như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị thời hạn theo sự tồn tại của cơ sở, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm chỉ có giá trị trong thời gian 03 năm. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Hồ sơ và trình tự, thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện như đã nêu ở trên.
Hãy liên hệ Công ty luật qua hòm thư điện tử luatsu@antlawyers.com hoặc số Hotline để được tư vấn.

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

Thành Lập Doanh Nghiệp 100% Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam

Thủ tục thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?


Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài được Nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.
Vốn điều lệ của Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bán khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp nhận.
Ngoài các loại hình doanh nghiệp kể trên, còn một số loại hình doanh nghiệp đặc thù khác được thành lập và tổ chức theo luật chuyên ngành như văn phòng luật sư, công ty luật, ngân hàng, tổ chức tín dụng…
Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
1. Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
2.  Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm (nội dung báo cáo phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư, nhà đầu tư có đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án đầu tư).
3. Dự thảo Điều lệ Công ty tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH 1 thành viên,  Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty Hợp danh). .
4. Danh sách thành viên tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp;
5. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên sáng lập:
  • Đối với thành viên sáng lập là pháp nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác. Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt theo quy định của pháp luật.
  • Đối với thành viên sáng lập là cá nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực 
6. Văn bản uỷ quyền của nhà đầu tư cho người được uỷ quyền đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức và Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền. Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.
7. Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
8. Trường hợp dự án đầu tư liên doanh có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền;
Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật doanh nghiệp. Theo Nghị định 108, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án và thực hiện thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
ANT LAWYERS cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài với các nội dung sau:
  • Tư vấn, cung cấp cho khách hàng các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục đầu tư tại Việt Nam, thành lập Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam;
  • Soạn thảo và cung cấp các tài liệu cần thiết để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  •  Thay mặt khách hàng theo ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo dõi, gặp gỡ và tư vấn các giải trình cần thiết cho khách hàng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước
  • Thay mặt theo ủy quyền nhận Giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thay mặt theo ủy quyền nhận Mã số thuế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thay mặt theo ủy quyền nhận Con dấu của Công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Cha Mẹ Không Đăng Ký Kết Hôn Thì Bố Mất Con Được Chia Thừa Kế Không?

    Những người được thừa kế theo pháp luật? Trường hợp tên cha không có trong giấy khai sinh thì con có được thừa kế không?

    Thừa kế là việc chuyển giao tài sản của một người sau khi người này chết cho những người khác theo qui định của pháp luật. Việc chia tài sản thừa kế có thể thực hiện theo di chúc, nếu người có tài sản đã lập di chúc trước khi chết. Tuy nhiên có trường hợp người chết không để lại di chúc thì con riêng của người chết có được chia thừa kế hay không?
    1. Những người được thừa kế theo pháp luật
    Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
    Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
    Như vậy, con của người để lại di sản đương nhiên được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Trừ trường hợp người đó từ chối nhận di sản theo Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 hoặc là người không được quyền hưởng di sản theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên người đó phải có trách nhiệm chứng minh mối quan hệ huyết thống giữa mình và người đã chết.
    2. Trường hợp tên cha không có trong giấy khai sinh thì có được nhận thừa kế không?
    Đối với trường hợp, giấy khai sinh của người con không có tên người cha. Nếu giấy khai sinh không ghi tên của người cha thì sẽ không có căn cứ để xác định ai là cha của người con đó và không có giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha con của người đó, tức là cũng không chứng minh được người con đó có quyền hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.
    Như vậy, nếu người để lại di sản chính là người cha của người con đó thì người con có quyền làm thủ tục xác nhận cha, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết. Việc xác định cha, mẹ được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự. Sau khi có bản án, quyết định của tòa án xác nhận một người là cha cho người con thì việc thay đổi hộ tịch này được ghi vào sổ hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch 2014. Căn cứ vào Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con ghi bổ sung phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con nếu phần khai về cha, mẹ trước đây để trống.
    Như vậy, sau khi làm thủ tục xác nhận cha thì người con sẽ có đầy đủ căn cứ để chứng minh quan hệ cha con với người để lại di sản và đương nhiên theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 nêu trên thì người con đó sẽ được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
    Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Công ty luật để được tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ soạn hồ sơ nhận cha cho con, thay đổi và bổ sung hộ tịch.


    Nguồn : Luật sư 1900