ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

Quy Trình Đầu Tư Lấy Hộ Chiếu Châu Âu


Bước 1: Tư vấn
Với mỗi khách hàng có nhu cầu đầu tư, khách hàng sẽ được chuyên viên tư vấn về các vấn đề cần quan tâm: lợi ích, chi phí cần thiết, trình tự và các vấn đề pháp lý liên quan.
Bước 2: Đặt cuộc hẹn
Chuyên viên sẽ sắp xếp một cuộc gặp giữa khách hàng và chúng tôi tại văn phòng điều hành của công ty. Cuộc hẹn này khách hàng sẽ không phải trả bât kỳ khoản chi phí nào
Bước 3: Lên lịch trình
Nếu khách hàng quan tâm, việc tới Síp là cần thiết. Chuyên viên sẽ gửi lịch trình của chuyến đi cho khách hàng để sắp xếp chuyến đi tham khảo thị trường. Khách hàng sẽ phải trả phí cho chuyến đi khảo sát.

Bước 4: Đặt cọc
Khi mua bất động sản, khách hàng cần:
  • Đặt cọc để giữ đối với bất động sản yêu thích
  • Mua bất động sản ngay trong chuyến đi
  • Hoặc thanh toán sau khi trở về từ chuyên đi
Bước 5: Trải nghiệm tại Síp
Trong suốt chuyến đi tại Síp, khách hàng sẽ:
  • Lựa chọn bất động sản;
  • Trải nghiệm của sống tại Síp
  • Mở tài khoản ngân hàng:
  • + Khách hàng cần mang tất cả các tài liệu cần thiết để nhanh chóng thực hiện tại Síp;
             + Khách hàng lựa chọn mở một tài khoản ngân hàng trước khi rời đi;
  • Hoàn thành giấy tờ
Phí luật sư sẽ tùy thuộc vào công ty luật tại Sip khách hàng lựa chọn hoặc do chúng tôi giới thiệu.
Bước 6: Nộp đơn
Theo sự hướng dẫn của công ty luật tại Síp khách hàng lựa chọn hoặc do chúng tôi giới thiệu.

Bước 7: Nhận thẻ PR (thẻ thường trú)
Khách hàng đến Síp đề thăm quan và nhận PR trong vòng vài ngày, được thiết lập theo như thỏa thuận.

Bước 8: Nhận hộ chiếu, xác nhận tư cách công dân Châu Âu
Khách hành trở lại Síp và nhận Hộ chiếu sau ít nhất 6 tháng.

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Điều Kiện Để Người Nước Ngoài Thường Trú Tại Việt Nam

Cùng với xu hướng mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, chúng ta đã không ngừng phát huy sức mạnh nội lực kết hợp với việc thu hút những nguồn lực từ bên ngoài. Trong xu thế đó, người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, kinh doanh hay thực hiện nghiên cứu khoa học, nghệ thuật,… ngày càng nhiều. Để tạo điều kiện cho những đối tượng này có hội hoạt động và cống hiến cho Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài vào làm việc và sinh sống ở Việt Nam. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sau đây gọi chung là “Luật 2014”) có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 là căn cứ pháp lý để người nước ngoài đến Việt Nam có cơ hội được cấp thẻ thường trú.

Thẻ thường trú là loại giấy tờ được cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài sinh sống và làm việc không thời hạn tại Việt Nam. Căn cứ Điều 39 Luật 2014, các trường hợp được xét thường trú bao gồm bốn đối tượng sau:
– Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
– Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
–  Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
– Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
Thuộc một trong bốn đối tượng trên và đáp ứng các điều kiện được quy đinh tại Điều 40 Luật 2014, cá nhân nước ngoài sẽ được xét cho thường trú tại Việt Nam:
– Người nước ngoài thuộc các trường hợp được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam thì được xem xét cho thường trú tại Việt Nam
– Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.
– Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.
Từ các quy định trên có thể nhận thấy điều kiện cấp thẻ thường trú tại Việt Nam không quá mở rộng với các đối tượng. Các trường hợp thông thường như vào Việt Nam với mục đích kinh doanh, đầu tư, lao động, học tập… chỉ có thể xin cấp tạm trú với thời hạn xác định. Hiện nay, luật chỉ cho phép thường trú đối với các đối tượng người ngước ngoài có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng (cha, mẹ, vợ, chồng, con) với người có quốc tịch Việt Nam và đang thường trú tại Việt Nam. Các đối tượng là người nước ngoài có cống hiến đối với Việt Nam như chuyên gia, nhà khoa học, hay được tặng huân chương, danh hiệu nhà nước mới được xem xét cho thường trú tại Việt Nam. Hơn nữa, định kỳ 10 năm một lần, người nước ngoài thường trú phải đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú để cấp đổi thẻ.
Với đội ngũ luật sư của công ty luật sẽ giúp  giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng.



Nguồn 
: http://www.antlawyers.com/dieu-kien-de-nguoi-nuoc-ngoai-thuong-tru-tai-viet-nam/#ixzz5m4lBs1ao

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

Vay Vốn Tổ Chức Tín Dụng Đầu Tư Ra Nước Ngoài

Bên cạnh đầu tư trực tiếp vào Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài thì xu thế đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ. Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tạo khuôn khổ pháp lý khá hoàn thiện đã góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của trong nhiều năm qua. Đối với đầu tư ra nước ngoài thì một trong những vấn đề nhà đầu tư quan tâm chính là vấn đề vốn và chuyển tiền ra nước ngoài. Gần đây, Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư 36/2018/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay để đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Thông tư này thay thế Thông tư 10/2006/TT-NHNN với nhiều sửa đổi bổ sung.

Khi nhà đầu tư có nhu cầu vay vốn đầu tư ra nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân (bao gồm cả cá nhân là thành viên hoặc người đại diện được ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
– Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép hoặc có các tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.
– Có dự án, phương án đầu tư ra nước ngoài được tổ chức tín dụng đánh giá là khả thi và khách hàng có khả năng trả nợ tổ chức tín dụng.
– Có 2 năm liên tiếp không phát sinh nợ xấu tính đến thời điểm đề nghị vay vốn.
Theo đó, nhà đầu tư bất kể là pháp nhân hay cá nhân đều có thể vay vốn theo hình thức này để thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và hoàn thành thủ tục đầu tư tại nước ngoài, nhà đầu tư mới có thể làm thủ tục vay vốn. Mức cho vay do nhà đầu tư và tổ chức tín dụng thỏa thuận nhưng không vượt quá 70% vốn đầu tư ra nước ngoài của khách hàng. Đây là quy định mới so với quy định cũ, giới hạn mức trần cho vay của các tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng xem xét cho khách hàng vay đối với các nhu cầu: góp vốn điều lệ để thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư; góp vốn để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) ở nước ngoài; mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài; và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, đối với hình thức đầu tư ra nước ngoài gián tiếp – mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này. Hiện nay, vấn đề đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được quy định tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP, Nghị định này quy định không được sử dụng nguồn vốn vay bằng đồng Việt Nam từ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để mua ngoại tệ đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; và không được sử dụng nguồn vốn vay ngoại tệ trong nước và nước ngoài để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Hiện nay, chính sách tín dụng của Việt Nam đang được quy định theo hướng ưu tiên nguồn lực tài chính để tập trung đầu tư phát triển thị trường trong nước, hạn chế và không khuyến khích việc đi vay để đầu tư kinh doanh chứng khoán.
Thông tư 36/2018/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2019.
Công ty luật chú trọng mang tới những giải pháp khả thi đáp ứng nhu cầu của khách hàng về pháp lý và kinh doanh, ở mức chi phí thấp nhất.


Nguồn: http://www.antlawyers.com/vay-von-to-chuc-tin-dung-dau-tu-ra-nuoc-ngoai/#ixzz5lyMH5rAT

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

Tư Vấn Các Vụ Việc Dân Sự

Trong lĩnh vực tư vấn vụ việc dân sự, ANT Lawyers hân hạnh cung cấp đến khách hàng các dịch vụ pháp lý sau:

  • Tư vấn giải quyết tranh chấp: về quyền sở hữu tài sản, hợp đồng dân sự, quyền sở hữu trí tuệ;
  • Tư vấn giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức với nhau, có trụ sở trong nước và nước ngoài;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa ké tài sản, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tranh chấp quyền sử dụng đất
  • Tư vấn các thủ tục tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; thủ tục tuyên bố người mất tích; tuyên bố một người đã chết… và các yêu cầu khác của khách hàng;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình:  ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, cấp dưỡng, thay đổi người nuôi con;
  • Tư vấn phân chia và giải quyết tranh chấp về việc phân chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tư vấn thủ tục xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ;
  • Tư vấn các thủ tục công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật; yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi; yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con khi ly hôn;
  • Tư vấn các thủ tục khác như: chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế bất động sản; đăng ký khai sinh cho người Việt Nam hoặc người nước ngoài; đăng ký kết hôn;


ANT Lawyers cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng tới các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam thông qua việc cử luật sư tư vấn, và tham gia tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự và người tham gia tố tụng khác trong các vụ án dân sự với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc người đại diện theo ủy quyền. 


Nguồn: http://www.antlawyers.com/linh-vuc-cong-ty-tu-van/tu-van-cac-vu-viec-dan-su/#ixzz5lsZcZh1s

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019

Trao Đổi Về Vấn Đề Áp Dụng Pháp Luật Trong Quan Hệ Hợp Đồng Thương Mại

Ở Việt Nam, quan hệ hợp đồng thương mại nói chung được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản quy phạm khác nhau đó tạo nên cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động thương mại nói chung được thực hiện trên cơ sở quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên tham gia mà nhà nước cho phép.
Tuy nhiên, do các văn bản này điều chỉnh về cùng một vấn đề của hoạt động thương mại, dẫn đến sự quy định khác nhau về cùng một vấn đề. Do đó, xác định luật áp dụng trong hợp đồng thương mại là một trong những vấn đề các bên tham gia giao kết phải chú ý, tránh xảy ra tranh chấp. Hai văn bản quy phạm pháp luật thường được áp dụng trong quan hệ thương mại gồm Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại. Ngoài hai văn bản quy phạm pháp luật này vẫn còn các ngành luật khác như Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh Bất động sản,… làm căn cứ điều chỉnh hợp đồng thương mại tùy từng trường hợp cụ thể.

Khi nào áp dụng Luật Thương mại?
 Thứ nhất, về các trường hợp đương nhiên áp dụng Luật Thương mại
Căn cứ Điều 1, Điều 2 Luật Thương mại 2005, hoạt động thương mại được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam giữa các bên là thương nhân (bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh) thì Luật Thương mại đương nhiên được áp dụng.
Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định này là hoạt động thương mại không có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Điều 663 Bộ luật Dân sự, là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Cần chú ý rằng, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005, những thứ được coi là hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản (kể cả động sản hình thành trong tương lai) và những vật gắn liền với đất đai, điều đó có nghĩa rằng quyền sử dụng đất không phải là hàng hóa và không chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại.
Ngoài tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và các cá nhân hoạt động có đăng ký kinh doanh, thì các cá nhân hoạt động không có đăng ký kinh doanh như buôn bán rong, buôn bán vặt, đánh giày, bán vé số, chữa khóa,… phải tuân theo quy định của Nghị định 39/2007/NĐ-CP, pháp luật về th­ương mại áp dụng đối với thương nhân và pháp luật có liên quan.
Thứ hai, các trường hợp thỏa thuận áp dụng Luật Thương mại
Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại 2005, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này. “Bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi” được hiểu rằng không phải thương nhân. Quyền lựa chọn Luật Thương mại có được áp dụng hay không trong trường hợp này thuộc về bên không phải thương nhân.
Luật Thương mại là luật riêng có của Việt Nam, do đó với những quan hệ có yếu tố nước ngoài, Luật Thương mại không được quyền đương nhiên áp dụng. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Tùy theo thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng của các bên mà Luật Thương mại có thể được áp dụng.
 Khi nào áp dụng Bộ luật Dân sự?
 Trước hết, mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại là mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng. Theo quy định tại Điều 1 Bộ luật Dân sự thì quan hệ dân sự bao gồm cả quan hệ kinh doanh, thương mại. Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Thương mại thì “hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự”. Các quy định này xác lập mối quan hệ luật chung, luật riêng giữa Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại. Do đó, trong những trường hơp Luật Thương mại chưa có quy định điều chỉnh, thì Bộ luật Dân sự sẽ được áp dụng.
Viện dẫn nguyên tắc này, trong trường hợp “Bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi” trong trường hợp được đề cập bên trên lựa chọn không áp dụng Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự sẽ được áp dụng.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà các Bộ luật Dân sự hoặc Luật Thương mại có thể được áp dụng. Nhằm tránh xảy ra tranh chấp từ những cách hiểu khác nhau, các bên trong hợp đồng cần phải tìm hiểu rõ quy định của pháp luật để có sự viện dẫn phù hợp.
Hãy liên hệ với công ty luật để được tư vấn, giải đáp về pháp luật trong quan hệ hợp đồng thương mại và các lĩnh vực khác.



Nguồn: http://www.antlawyers.com/trao-doi-ve-van-de-ap-dung-phap-luat-trong-quan-he-hop-dong-thuong-mai/#ixzz5lmkccgOS

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Các Phương Thức Giải Quyết Tranh Chấp

Khi tham gia các quan hệ kinh tế, việc xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Các bên trong tranh chấp đều mong muốn tìm được biện pháp giải quyết tranh chấp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên là thấp nhất, ít tốn kém về thời gian và tiền bạc. Vì vậy, việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng. Trong phạm vi bài viết này, người viết xin giới thiệu về các phương thức giải quyết tranh chấp: thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án.
Thương lượng.
Thương lượng là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp, thể hiện ở việc các bên trong tranh chấp chủ động gặp gỡ nhau, bàn bạc, thỏa thuận về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi bên.
Pháp luật về giải quyết tranh chấp không có quy định bắt buộc các bên phải tiến hành thương lượng. Do đó, từ quy trình tổ chức, thực hiện, sự có mặt của các bên, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các chủ thể, kết quả thương lượng không hề có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Tất cả đều phụ thuộc vào thiện chí tự giải quyết của các bên.
Trường hợp đạt được thỏa thuận trong cuộc họp thương lượng, sau đó có 1 trong các bên không tuân thủ, các bên cũng không thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế.
Phương thức thương lượng rất được các chủ thể ưu tiên lựa chọn ngay khi xảy ra tranh chấp, bởi phương thức này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không bị gò bó bởi các quy định chặt chẽ về quy trình tổ chức thương lượng, thành phần tham gia, thời gian thực hiện, cũng như không tốn kém tiền bạc. Do sự tự giải quyết với nhau, nên tranh chấp không bị làm lớn, không ảnh hưởng đến uy tín của các bên. Cũng bởi không có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật nên không có sự cưỡng chế thi hành đối với kết quả thương lượng.
Hòa giải
Là việc các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên. Phương thức hòa giải cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, được thực hiện hoàn toàn  dựa trên thiện chí của các bên.
So với việc thương lượng giữa các bên trong tranh chấp, khi tiến hành hóa giải, các bên được thỏa thuận lựa chọn ra một bên trung gian, độc lập, có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết tranh chấp để đưa ra các lời khuyên về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Ý kiến của hòa giải viên chỉ có tính chất tham khảo. Kết quả của phiên hòa giải là sự thỏa thuận của các bên, không phải của hòa giải viên.
Phương thức hòa giải cũng được các bên ưu tiên lựa chọn vì thủ tục nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền định đoạt, không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, uy tín, bí mật kinh doanh được giữ kín.
Tuy nhiên kết quả hòa giải cũng không được pháp luật bảo đảm thi hành, hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên.
Trọng tài.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong quá trình phát triển của các quan hệ kinh tế và được các chủ thể ưa chuộng.
Phương thức trọng tài do chính các bên trong tranh chấp thỏa thuận lựa chọn, nhưng sẽ được tiến hành theo quy trình pháp luật quy định.
Trong phương thức trọng tài sẽ có một Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là một bên trung gian, độc lập nhằm giải quyết các mẫu thuẫn, tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.
Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên, tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không được công bố công khai rộng rãi. Theo nguyên tắc này, các bên có thể giữ được bí mật kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của mình. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào. Đồng thời, phán quyết của trọng tài có tính bắt buộc thi hành với các bên. Khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành nhưng có một trong các bên không thực hiện, bên còn lại có quyền gửi đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài.
Tuy nhiên giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao, vụ việc kéo dài thì chi phí trọng tài cũng cao. Việc thi hành phán quyết của trọng tài không phải lúc nào cũng thuận lợi, trôi chảy.
Tòa án.
Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống nhất và cũng hiệu quả nhất.
Đây là phương thức có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nước là Tòa án nhân dân. Vì vậy quy trình giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng. Đồng thời, bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước.
Trong thực tiễn pháp lý, khi các  biện pháp thương lượng, hòa giải, trọng tài không đem lại kết quả, các chủ thể mới lựa chọn đến Tòa án giải quyết, bởi tính rườm rà, phức tạp, thiếu linh hoạt của quy trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án.


Ngoài ra, CÔNG TY LUẬT ANT sẽ thường xuyên cung cấp cho Doanh nghiệp các bản tin văn bản pháp luật mới nhất và giải đáp các thắc mắc của Doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi.

VP TP. HCM: hcmc@antlawyers.com. Tel: (028) 730 86 529

VP Hà Nội: hanoi@antlawyers.com. Tel: (024) 730 86 529

VP Đà Nẵng: danang@antlawyers.com. Tel: (0236) 7300 529


Nguồn http://www.antlawyers.com/cac-phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap-theo-phap-luat-viet-nam/#ixzz5lV5iKtAK

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

Tư Vấn Luật Lao Động

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên luật dày dặn kinh nghiệm, Công ty luật ANT cung cấp đến khách hàng dịch vụ tư vấn pháp luật lao động.


– Tư vấn về tuyển dụng nhân sự, thực hiện tổ chức thi tuyển nhân sự cho các doanh nghiệp trong nước và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
– Tư vấn về quy chế lương, thưởng, bảo hiểm trong doanh nghiệp;
 Tư vấn về Hợp đồng lao động và các vấn đề liên quan Hợp đồng lao động;
– Tư vấn về lao động nữ, chế độ thai sản, bảo hiểm cho lao động nữ;
– Tư vấn về kỷ luật lao động và bồi thường vật chất;
– Tư vấn về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
– Hướng dẫn soạn thảo xây dựng nội quy lao động, đăng ký nội quy lao động, thực hiện các thủ tục hành chính và chế độ báo cáo lao động đối với các doanh nghiệp nước ngoài;
– Tư vấn hình thức và thủ tục xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
– Tư vấn, tham gia đàm phán, soạn thảo thoả ước lao động tập thể;
– Tư vấn về điều kiện, quy trình xử lý kỷ luật người lao động, đánh giá tính hợp pháp của quyết định xử lý kỷ luật lao động;
– Tư vấn chế độ bảo hiểm cho người lao động; tư vấn trình tự thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp, bảo hiểm cho người lao động khi chấm dứt quan hệ lao động;
– Tư vấn, đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động, người sử dụng lao động; tham gia giải quyết tranh chấp lao động liên quan đến đình công, sa thải, kỷ luật lao động;
– Tư vấn về tái cơ cấu lao động và giải quyết lao động dôi dư, chế độ chính sách cho người lao động trong doanh nghiệp liên quan;
 Tư vấn pháp luật xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
– Tư vấn các vấn đề về thủ tục xuất nhập cảnh, đăng ký tạm trú, tiền lương, thuế thu nhập, và chuyển tiền ra nước ngòai của lao động nước ngòai;
– Tư vấn các vấn đề quản trị nhân sự khác theo yêu cầu.
Hãy liên hệ với ANT Lawyers để được tư vấn qua email: luatsu@antlawyers.com hoặc điện thoại văn phòng.


Nguồn : http://www.antlawyers.com/linh-vuc-cong-ty-tu-van/lao-dong/#ixzz5lPGEpkk2

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2019

Tư Vấn Luật Bất Động Sản

ANT Lawyers với các luật sự nhiều kinh nghiệm thực tế và chuyên môn cao sẵn sàng tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý trợ giúp khách hàng trong các vấn đề liên quan đến bất Luật động sản.


  • Tham gia tư vấn pháp lý, hỗ trợ khách hàng thực hiện  giao dịch về nhà đất bao gồm thẩm tra giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp đến việc thương lượng, đàm phán, soạn thảo hợp đồng, lựa chọn loại hình chuyển quyền sở hữu, đóng thuế và đăng ký quyền sở hữu cho chủ sở hữu mới;
  • Soạn thảo các văn bản, Hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất như: chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, thừa kế, thế chấp, cho thuê, góp vốn;
  • Tư vấn và thực hiện thủ tục làm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng) cho các chủ sở hữu đất đai;
  • Tư vấn và thực hiện thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở dưới hình thức mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế;
  • Tư vấn và thực hiện thủ tục tặng cho nhà, đất;
  • Tư vấn và thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà;
  • Tư vấn và thực hiện thủ tục xin cấp đất. giao đất và thuê đất của Nhà nước cho doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh;
  • Tư vấn và thực hiện thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đất sản xuất, nhà xưởng…
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai, phân chia tài sản là quyền sử dụng đất;
  • Tư vấn và thực hiện thủ tục kê khai di sản thừa kế là nhà – đất;
  • Tư vấn, giải đáp thắc mắc, khiếu nại liên quan đến pháp luật đất đai về thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng;
  • Tư vấn, soạn thảo đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện;
  • Đại diện cho khách hàng, cử luật sư tham gia Giải quyết tranh chấp đất đai tại các cấp Toà án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn pháp luật về thi hành án, đại diện thoả thuận trong giai đoạn thi hành án,giải quyết quá trình thi hành án về nhà đất;
  • Tư vấn và liên hệ với các văn phòng luật sư nước ngoài để tìm hiểu và đại diện giải quyết trong các vấn đề pháp luật đất đai tại nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng.
Hãy liên hệ ANT Lawyers qua hòm thư điện tử luatsu@antlawyers.com hoặc số điện thoại văn phòng để được tư vấn.
NGUỒN : http://www.antlawyers.com/linh-vuc-cong-ty-tu-van/tu-van-dat-dai/#ixzz5lJuMWCzq