Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

Mua Đất Chung Sổ Đỏ Thì Thủ Tục Chuyển Nhượng Như Thế Nào ?

Thủ tục chuyển nhượng đất thuộc sở hữu chung? Mua đất chung sổ đỏ (thuộc sở hữu chung) thì sang tên như thế nào?



Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hoạt động thường xuyên diễn ra trong lĩnh vực đất đai tuy nhiên không phải cá nhân nào cũng nắm được về trình tự, thủ tục này. Có rất nhiều trường hợp đất từ xưa do ông bà để lại hoặc là đất được cấp cho hộ gia đình, nay chỉ có một người trong gia đình đang quản lý mảnh đất đấy, vậy người đó có quyền tự chuyển nhượng mảnh đất cho người khác mà không cần có sự đồng ý của các thành viên còn lại không. 
Căn cứ theo quy định tại Điều 218 Bộ luật dân sự năm 2015 thì mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.
Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.
Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
Như vậy, chủ sở hữu tài sản có quyền định đoạt đối với phần tài sản thuộc tài sản đồng sở hữu của nhiều chủ sở hữu. Trường hợp muốn chuyển nhượng phần tài sản sở hữu chung thì phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên đồng sở hữu.
Mặt khác, căn cứ theo Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.
Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư.
Theo quy định trên, trường hợp có nhiều người cùng là đồng chủ sở hữu của quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được tất cả các đồng sở hữu ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Công ty luật chúng tôi để được tư vấn hoặc hỗ trợ thực hiện dịch vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 


Nguồn : Luatsu1900

0 nhận xét:

Đăng nhận xét