Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Người nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam cần biết những gì?

Người nước ngoài khi muốn kinh doanh tại Việt Nam họ phải chấp nhận chính sách cũng như những thay đổi về quy định pháp luật của Việt Nam. Nắm vững các quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư giúp cho nhà đầu tư chủ động hơn trong việc chọn lựa dự án đầu tư phù hợp Nhà đầu tư chỉ có hai loại hình thức đầu tư vào Việt Nam
- Đầu tư gián tiếp 
- Đầu tư trực tiếp. 

Ở lĩnh vực đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư mà chỉ thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán… Do đó, với hình thức đầu tư gián tiếp thì nhà đầu tư không cần phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. 
Đối với hình thức đầu tư trực tiếp thì nhà đầu tư có thể thành lập tổ chức kinh doanh; đầu tư theo các loại hợp đồng;  đầu tư phát triển kinh doanh hoặc góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại. 
Tuy nhiên, không phải mọi hình thức đầu tư trực tiếp đều bắt buộc nhà đầu tư phải có Giấy chứng nhận đầu tư
Căn cứ theo các quy định của Pháp luật về đầu tư, nhà đầu tư chỉ xin Giấy chứng nhận đầu tư khi có dự án đầu tư với số vốn đầu tư cụ thể. Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn, trong một khoảng thời gian xác định để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể. Vốn đầu tư là tiền (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi) và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư. 
Trong đó, tài sản hợp pháp khác bao gồm cổ phần, cổ phiểu, các loại Giấy tờ có giá khác; trái phiếu, các khoản nợ và hình thức vay nợ khác; các quyền theo hợp đồng, quyền đòi nợ và quyền có giá trị kinh tế theo hợp đồng; công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ; các quyền chuyển nhượng bao gồm cả các quyền đối với thăm dò và khai thác tài nguyên; bất động sản và các quyền đối với bất động sản; các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư như lợi nhuận, lãi cổ phần, cổ tức, tiền bản quyền và các loại phí; các tài sản và quyền có giá trị kinh tế khác. 
Căn cứ vào nguồn vốn, lĩnh vực đầu tư và số vốn đầu tư mà luật pháp đưa ra các thủ tục khác nhau để nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nguồn vốn đầu tư bao gồm vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. 
Để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư phải thực hiện một trong hai thủ tục: thủ tục Đăng kí đầu tư hoặc thủ tục Thẩm tra đầu tư
Nhà đầu tư cần xác định, khi nào thì thực hiện thủ tục Đăng kí đầu tư, khi nào thực hiện thủ tục Thẩm tra đầu tư.

Tư vấn thành lập công ty nước ngoài Đăng ký đầu tư Nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện thủ tục đăng kí đầu tư với dự án có quy mô vốn dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư không có điều kiện. 
Thủ tục đăng kí đầu tư phải được hoàn chỉnh trước khi thực hiện dự án đầu tư. Đặc biệt, đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng kí đầu tư. 
Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện bao gồm: Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Lĩnh vực tài chính, ngân hàng; Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng; Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản; Dịch vụ giải trí; Kinh doanh bất động sản; Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên; môi trường sinh thái; Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, còn có một số lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng riêng cho nhà đầu tư nước ngoài. Các lĩnh vực này thường là các công trình công cộng, các công trình trọng điểm quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở hạ tầng, giao thông, sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cụ thể như lĩnh vực phát thanh truyền hình, mạng bưu chính viễn thông, internet khai thác chế biến khoáng sản, hải sản, xây dựng và vận hành các cảng sông, cảng biển, cảng hàng không sân bay, sản xuất thuốc lá, bệnh viện, phòng khá và các lĩnh vực khác được ghi nhận trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 
Trường hợp, nhà đầu tư có nhu cầu được xác nhận ưu đãi đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì thực hiện thủ tục đăng kí đầu tư, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Đối với thủ tục đăng kí đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước, nhà đầu tư điền đầy đủ nội dung vào Bản đăng kí cấp Giấy chứng nhận đầu tư với các nội dung chính như sau: Tư cách pháp lý của nhà đầu tư; mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án. Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường và kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có). Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư trao Giấy biên nhận ngay sau khi nhận được văn bản đăng kí đầu tư. 
Đối với thủ tục đăng kí đầu tư dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư điền đầy đủ nội dung vào Bản đăng kí cấp Giấy chứng nhận đầu tư với các nội dung chính giống như nhà đầu tư trong nước, ngoài ra hồ sơ đăng kí đầu tư còn bao gồm Bác cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC và Điều lệ doanh nghiệp (nếu có). 
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng kí đầu tư hợp lệ,  cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư, Sở kế hoạch và đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư. Thẩm tra đầu tư Các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, bất kể nguồn vốn trong nước hay ngoài nước, quy mô vốn là bao nhiêu đều phải thực hiện thẩm tra đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. 
Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực đầu tư không có điều kiện nhưng quy mô vốn từ 300 tỷ đồng trở lên cũng phải thực hiện thẩm tra đầu tư. Nhìn chung, đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư nộp hồ sơ bao gồm Bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư; Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư; Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; Giải trình kinh tế kĩ thuật (với các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường) và hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có). 
Đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì ngoài các hồ sơ vừa nêu trên còn phải giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ, nhà đầu tư nộp cho Sở kế hoạch và đầu tư , trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh cấp Giấy chứng nhận. 
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Sở kế hoạch và đầu tư lập báo cáo thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. 
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm tra, Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư. 
Trong một số trường hợp cần thiết thời hạn thẩm tra đầu tư có thể kéo dài hơn thông thường nhưng tối đa không quá 45 ngày. 
Đối với các dự án mà nguồn vốn do nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam thì sau khi hoàn thành các thủ tục và được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì Giấy này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm; trong trường hợp cần thiết, thời hạn có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm. 
Các dự án đầu tư trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế; các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế chế xuất, khu công nghệ cao thực hiện đăng kí đầu tư theo các quy định riêng mà trong giới hạn của bài viết không thể đề cập cụ thể.

Chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xin cấp mới Giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh giấy phép, gia hạn giấy chứng nhận đầu tư…, ngoài ra hỗ trợ tư vấn các vấn đề về lao động: cấp giấy phép lao độngthẻ tạm trú cho người nước ngoài, lý lịch tư pháp cho người nước ngoài….
Hãy liên hệ với ANT Lawyers để được tư vấn chi tiết, theo địa chỉ:
Email: ant@antlawyers.vn
Điện thoại (trong giờ hành chính):  04.6270 1106 (VP Hà Nội) hoặc 08.66818680 (VP Hồ Chí Minh)
Hotline: 0987 951 489

0 nhận xét:

Đăng nhận xét